ClockThứ Bảy, 18/06/2022 06:45
LỄ HỘI ĐƯỜNG PHỐ:

Cuộc hội ngộ của những sắc màu văn hóa

TTH - Lễ hội đường phố trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Festival Huế 2022 được xem là một trong những lễ hội cộng đồng đặc sắc, sôi động luôn được người dân và du khách háo hức chờ đợi.

Sẽ là lễ hội đường phố khác biệt nhấtCơ hội phát triển du lịch làng quêGấp rút chuẩn bị Festival Huế 2022Sẽ có nhiều hoạt động vui nhộn tại "Chợ quê ngày hội"

Một trong những đoàn nghệ thuật biểu diễn tại lễ hội đường phố vào các kỳ festival về trước

Nơi nào đoàn nghệ thuật đường phố đi qua nơi đó hẳn nhiên không khí rộn ràng, khuấy động một không gian rộng lớn giữa một sân khấu có mà như không, bao quanh tiếng vỗ tay reo hò của người dân và du khách.

Kéo dài trong ba ngày liên tiếp từ 26 đến 28/6, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” sẽ đưa người xem lạc vào một “thế giới nghệ thuật” với sự góp mặt của các đoàn nghệ thuật đến từ các nước như Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Hungary và các đoàn nghệ thuật nổi tiếng quen thuộc trong nước và của tỉnh.

Điểm mới của chương trình nghệ thuật đường phố năm nay theo Ban tổ chức Festival Huế 2022, đó là có sự tham gia của các đoàn lễ hội dân gian của các huyện. Ngoài ra còn có đoàn xe cổ di chuyển từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào cùng diễu hành với các đoàn nghệ thuật. Những cánh diều truyền thống cũng sẽ xuống đường, lượn bay cùng với những điệu nhảy, bản nhạc.

Lễ hội đường phố được người dân mong chờ

Ngoài đi qua các tuyến đường chính, các đoàn nghệ thuật sẽ dừng lại biểu diễn ở các không gian lớn giữa đường phố như phía trước bờ nam cầu Trường Tiền, Trung tâm Du lịch Festival Huế, Nhà sách Phú Xuân, nút giao thông cuối đường Trần Hưng Đạo đoạn đầu cầu Gia Hội, điểm giao đường Lý Thường Kiệt - Đống Đa, sân khấu trước Bảo tàng Lịch sử tỉnh... “Các đoàn sẽ biểu diễn tuần tự tiến vào điểm nhấn, biểu diễn tiết mục của đoàn với thời lượng không quá 4 phút, xong tiếp tục di chuyển theo tuyến đã định. Đối với một số đoàn do tính chất không thể vừa di chuyển, vừa trình diễn sẽ được bố trí diễn trước tại điểm nhấn để khuấy động và thu hút khán giả, phần biểu diễn sẽ kết thúc khi đoàn quảng diễn di chuyển đến”, đại diện Ban tổ chức Festival Huế 2022 cho hay.

Vừa vui sướng, vừa vinh dự khi lần đầu tiên được tham gia lễ hội nghệ thuật đường phố, đoàn nghệ thuật A Lưới đang ráo riết lên kế hoạch, tập luyện kỹ càng để chờ ngày khai hội. Đem đến với lễ hội lần này, đoàn nghệ thuật đến từ huyện miền Tây của tỉnh sẽ tái hiện lại lễ hội Ada Koonh của người Pa Cô - một trong những lễ hội đã được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia.

Hơn 45 nghệ nhân, nhạc công và các nhạc cụ truyền thống được chọn lọc sẽ tham gia phần trình diễn vũ điệu múa A Da Koonh theo tiết tấu xỉa nhanh, nhộn nhịp cùng với các động tác dâng lễ vật, khoe sắc phục, khoe vòng tay, tạ ơn các vị thần, vẫy chào khách.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới cho hay, vừa vinh dự, vừa hồi hộp khi lần đầu tiên được tham gia một lễ hội lớn, có cơ hội giao lưu với các đoàn nghệ thuật quốc tế. “Vì là lần đầu tiên được tham gia lễ hội đường phố, nơi có rất đông các đoàn, nghệ nhân quốc tế lẫn trong nước tham gia nên chúng tôi phải chuẩn bị, nghiên cứu kỹ càng từ khâu chọn nghệ nhận, lựa phục trang, nhạc cụ truyền thống…”, bà Thêm chia sẻ. Cũng theo bà Thêm, bên cạnh nỗ lực biểu diễn đưa đến cho người xem những tiết mục đặc sắc, góp phần vào thành công của Tuần Festival Huế 2022, còn mong muốn đưa bản sắc, văn hóa của đồng bào Pa Cô và các dân tộc anh em ở A Lưới đến gần hơn với bạn bè trong nước, quốc tế.

Dù cuối tháng này lễ hội nghệ thuật đường phố mới chính thức diễn ra, nhưng người dân lẫn du khách tỏ ra háo hức, trông chờ bởi sau thời gian dài không thể được đắm chìm trong không khí lễ hội do ảnh hưởng của dịch. Tham dự nhiều kỳ festival, chị Nguyễn Thùy Vân (TP. Huế) đang ngóng lòng chờ đợi những chương trình lễ hội nằm trong chuỗi Tuần lễ Festival Huế 2022.

Chị Vân cho hay, “bữa tiệc lễ hội” có rất nhiều “món ngon”, nhưng lễ hội nghệ thuật đường phố là một trong những lễ hội mà chị thích thích thú và chờ đợi nhất. “Ở đó bên cạnh các nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật với đa dạng sắc màu văn hóa và sân khấu ngoài trời kéo dài, liên tục còn có rất đông người dân du khách tham dự, tạo nên một không khí lễ hội thật sự. Ở đó mọi người cùng nhau hòa mình từng điệu nhảy, bài hát và cùng đi qua những con đường mà ai cũng ngập tràn nụ cười, niềm vui”, chị Vân hào hứng và hy vọng sẽ được đắm chìm không khí lễ hội như thế.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Háo hức chờ… đếm ngược

Thời tiết đẹp, trời lạnh nhưng không mưa nên hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt từ rất sớm để chờ đợi được hòa mình vào chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025. Sự háo hức của hàng ngàn khán giả hơn hẳn mọi năm bởi đây cũng là thời điểm họ sẽ đếm ngược đến giây phút Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương.

Háo hức chờ… đếm ngược
"Đại sư phụ" nghệ thuật nhà mồ

Người Cơ Tu tại huyện Nam Đông luôn tự hào về lớp nghệ nhân tài hoa, những người vẫn giữ ngọn lửa đam mê với nghề điêu khắc nhà mồ. Ông Phạm Xuân Tin (thôn 4, xã Thượng Long) được xem là “đại sư phụ” của nghệ thuật này.

Đại sư phụ nghệ thuật nhà mồ

TIN MỚI

Return to top