ClockThứ Ba, 14/07/2020 07:00

Sẽ là lễ hội đường phố khác biệt nhất

TTH - Khác với mọi năm, lễ hội đường phố trong khuôn khổ Festival Huế 2020 không chỉ là chuỗi các hoạt động nghệ thuật mà còn kết hợp với các lễ hội mang tính vùng, miền đặc trưng để giới thiệu, tái hiện những nét văn hóa độc đáo của Huế, Việt Nam và cả ASEAN.

Công bố lại các chương trình chính Festival Huế 2020Festival Huế 2020: Điểm nhấn quan trọng để kích cầu du lịch

Lễ hội đường phố luôn tạo được không khí sôi động, vui tươi

Mỗi ngày một chủ đề

Lễ hội đường phố luôn là chương trình “đinh”, có sức hút mạnh mẽ nhất đối với công chúng và du khách trong mỗi kỳ festival. Theo Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2020, những năm trước, hình thức diễn ra chủ yếu là các đoàn nghệ thuật sẽ vừa đi, vừa biểu diễn qua các lịch trình định sẵn và sẽ dừng lại 1-2 điểm để biểu diễn tạo điểm nhấn. Riêng năm nay, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật vẫn diễn ra như cũ và kết hợp tái hiện lại các lễ hội, điệu múa truyền thống đặc trưng của Huế.

Theo ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, Phó trưởng BTC Festival Huế 2020, các năm trước, lễ hội đường phố thường xây dựng một kịch bản chung, chỉ khác ở lịch trình biểu diễn. Riêng năm nay, mỗi ngày có một kịch bản chi tiết, bởi mỗi ngày là một hoạt động sôi động, độc đáo riêng biệt.

Ngày đầu tiên sẽ giới thiệu sắc màu trang phục truyền thống các nước ASEAN. Chương trình nhằm giới thiệu và tôn vinh văn hóa và trang phục truyền thống; qua đó, ca ngợi vẻ đẹp đất nước, con người, văn hóa truyền thống các nước ASEAN; tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Khẳng định ASEAN là một khối liên minh vững chắc, hòa bình và thịnh vượng, góp phần vào các hoạt động trong năm mà Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch.

Chiều thứ hai của lễ hội là chương trình biểu diễn ca múa nhạc và tạp kỹ, với sự tham gia biểu diễn của các đoàn Lân Sư Rồng; nhóm Hoàng Rob violon, Trần Văn Xâm đàn nhị và Trung Lương đàn nguyệt; Nhóm ca nhạc dân tộc đương đại Ngô Hồng Quang và những người bạn; nhóm múa Bellydance Hồng Hạnh… Cùng với các đoàn ca múa nhạc hàng đầu trong nước, như Thăng Long, Bông Sen và các nhóm nhạc ở Huế.

Đối với ngày thứ hai, BTC sẽ hình thành những điểm dừng để các đoàn, nghệ sĩ biểu diễn, tạo thêm không khí sôi động, cũng như đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Đây cũng là chương trình tiếp tục diễn ra trong ngày thứ tư với lịch trình và kịch bản có sự điều chỉnh để tạo sự mới lạ.

Đại diện BTC thông tin, ngày thứ ba của lễ hội có chủ đề “Lễ hội văn hóa dân gian Huế”. Thừa Thiên Huế là vùng đất có hàng trăm các lễ hội và trò diễn dân gian. Lễ hội đường phố lần này sẽ chọn lọc một số lễ hội và trò diễn đã từng bước được phục dựng ở các địa phương. BTC đã khảo sát và làm việc với các huyện để thống nhất lựa chọn lễ hội cầu ngư (Phú Vang), lễ hội AzaKoonh (A Lưới), hát bả trạo (Quảng Điền), hát sắc bùa và múa “Thiên hạ thái bình” (Phong Điền) tham gia lễ hội đường phố.

Lễ hội đường phố tại Festival Huế 2020 sẽ là nơi quy tụ những nét văn hóa, truyền thống mang tính vùng miền

Trong các hoạt động liên quan đến các lễ hội dân gian còn có lễ rước Mẫu trên sông Hương thuộc lễ hội điện Hòn Chén, do Ban quản lý Điện Huệ Nam tổ chức. Lễ rước mặt nạ tuồng độc đáo do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện.

Trong kế hoạch festival cũ, có chương trình “Đêm ASEAN”. Tuy vậy, trong tình hình dịch bệnh tác động đến sinh hoạt và đời sống các nước. Các đoàn nghệ thuật quốc tế khả năng tiếp tục tham gia là rất thấp. Theo đề nghị của “ê kip” đạo diễn, BTC đã quyết định thay thế “Đêm ASEAN” bằng lễ hội đường phố với nội dung phô diễn vẻ đẹp trang phục các dân tộc ASEAN.

Bảo tồn và phát huy

Lễ hội đường phố Festival Huế 2020 có chủ đề “Sắc màu văn hóa”. Chương trình sẽ bắt đầu diễn ra vào lúc 15h00 trong các ngày lễ hội chính thức từ 29/8 - 1/9 tại các tuyến đường trong TP. Huế.

Theo BTC Festival Huế 2020, dù đã có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy các lễ hội, điệu múa, lời hát truyền thống, song nhiều lễ hội dân gian ở Huế chỉ mang tính địa phương và có nguy cơ bị mai một, như hát bả trạo, sắc bùa và múa “Thiên hạ thái bình”. Đó cũng là lý do mà BTC mong muốn đưa các lễ hội, điệu múa này đến gần hơn với công chúng thông qua lễ hội đường phố.

Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế đánh giá, lễ hội dân gian truyền thống ở các làng, xã ở Thừa Thiên Huế đáp ứng được nhu cầu tinh thần của quần chúng đương đại, nhất là các lễ hội tưởng nhớ Thành hoàng, tổ sư nghề nghiệp, tăng sự đoàn kết, bền vững của cộng đồng dân cư, tạo nên sức mạnh tổng hợp và mối nối kết thiêng liêng tình cảm con người về quê hương đất nước; tạo môi trường để phát triển nhân cách và tinh thần dân chủ, bình đẳng trong xã hội hôm nay.

Ông Huỳnh Tiến Đạt cho hay, với ý nghĩa quan trọng đó, lễ hội đường phố mong muốn góp sức để công chúng có dịp thưởng thức. Qua đó, bảo tồn các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong cộng đồng, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh biết đến. Qua trọng hơn là hướng đến phục dựng, xây dựng trở thành một sản phẩm du lịch mang nét văn hóa đặc sắc của Huế trong tương lai.

Trong khuôn khổ lễ hội đường phố còn kết hợp biểu diễn ca múa nhạc ở các tụ điểm trên tuyến phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu. Với những hoạt động sôi động, vui tươi, thu hút được nhiều du khách, là cơ hội không thể tốt hơn để quảng bá Huế là điểm đến của an toàn, hoà bình, được du khách gần xa tin tưởng.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top