Gió mát trên đầm quê
02/01/2025 06:43
Tôi đạp xe trên con đường dẫn về đầm Chuồn - một điểm hẹn “đánh thức bình minh” và “đánh thức hương vị tình quê” như lời bạn. Bây giờ đường về đầm Chuồn không còn “nhấp nhô” như mấy chục năm trước, mà đã trở thành một cung đường của dân đạp xe thể dục buổi sáng. Bạn hít một hơi thật dài, giang hai tay chào đón mặt trời. Cứ nhìn cái cách bạn nhắm mắt tận hưởng ngọn gió đầm ban mai mát rượi, môi hé nở nụ cười mà tôi thấy lòng mình cũng reo vui theo. Bỗng thấy thương bạn khi nhớ lại cuộc trò chuyện của hai đứa “Nghe tin Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương mà lòng mình vui rộn rã. Huế ơi, núm ruột của tôi ơi!”.
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
22/12/2024 10:00
Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...
Giữ cho rừng thêm xanh
20/12/2024 06:18
Phía tây Phong Điền bây giờ không còn đất trống, đồi trọc mà thay vào đó là những cánh rừng đã xanh hơn. Đây là kết quả của sự đoàn kết chung tay của ban, ngành chức năng và người dân trong việc trồng, quản lý và bảo vệ rừng thời gian qua.
Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”
06/12/2024 10:32
Vào những năm cuối thập kỷ 80, trước sự biến động của quốc tế và tình hình đất nước lúc bấy giờ, nguyện vọng tha thiết của các thế hệ cựu chiến binh (CCB) là cần có một tổ chức để tập hợp, đoàn kết, giúp nhau giữ vững bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ gìn thành quả cách mạng. Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng chính đáng của CCB, ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam. Đây là cột mốc có ý nghĩa lịch sử và ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Hội CCB Việt Nam.
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách
27/09/2024 06:19
Bên cạnh việc lan tỏa ra thị trường đến rộng rãi hơn với bạn đọc không những trong nước mà xa hơn là quốc tế, những ấn phẩm Tủ sách Huế về lâu dài cần được nhân rộng số lượng phát hành thông qua hình thức xã hội hóa. Xa hơn cũng cần tính toán để Tủ sách Huế thích ứng với quá trình chuyển đổi số để mọi người dễ tiếp cận. Đây là hiến kế của các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản khi bàn về đường hướng phát triển Tủ sách Huế không chỉ trong tương lai, mà cần hành động ngay từ bây giờ.
Kẹo cau, món ăn của tuổi thơ
31/07/2024 06:08
Hồi tôi còn bé, bánh kẹo không được phong phú như bây giờ, chỉ có các loại kẹo truyền thống quê hương, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo gương, kẹo đậu phộng, kẹo trứng chim, kẹo kéo… Ngày đó, mệ tôi đi chợ về thường mang theo một gói kẹo cau nhỏ nhắn với chiếc nhãn đơn sơ in hình phong cảnh Huế.
Review Trải Nghiệm Sống Ở Căn Hộ Tại Tháp Doanh Nhân
19/07/2024 10:59
Mình đã sống tại Tháp Doanh Nhân từ năm 2020 và cảm nhận thấy đây là một nơi rất đáng sống. Trước đó, mình đã mua căn hộ tại đây từ năm 2018, sau đó ký hợp đồng mua bán vào năm 2019. Đến bây giờ, mình đã sống tại đây hơn 4 năm và thực sự muốn chia sẻ những điểm hay và cả những điểm chưa thực sự hài lòng với các bạn.
Điều nhà báo cần học chính là công nghệ
21/06/2024 06:59
Cách nay gần 30 năm, tôi được Tổng Biên tập cử ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Báo Thừa Thiên Huế bấy giờ mới được trang bị 2 chiếc máy di động cho Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập theo kiểu “di động công vụ”. Trước ngày lên đường, Tổng Biên tập bảo tôi xuống mượn chiếc di động của đồng chí phó mang theo để tiện liên lạc với Tòa soạn. Tôi lớ ngớ làm theo, ai ngờ bị mắng cho một trận, ai đời lại cầm di động của người khác, lạ thế! Đó cũng là thời điểm mà công nghệ làm báo đã bắt đầu có những đổi thay và từng bước xâm nhập vào báo địa phương.
Festival Huế và những di sản “động đậy”
17/06/2024 06:56
Festival Huế bây giờ, dĩ nhiên là không còn giống với Festival Huế của những ngày đầu cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, Festival Huế luôn có một chủ trương xuyên suốt là làm cho những di sản của Huế luôn “động đậy”.
Nhớ tuổi học trò
09/06/2024 06:32
Chúng tôi là thế hệ học sinh đầu thập niên 1990 của ngôi trường hồng bên dòng sông Hương, THPT Quốc Học. Thời đó trường có cả khối chuyên và khối phổ thông, mà học sinh phổ thông đông hơn học sinh chuyên rất nhiều, nên tên trường không có chữ “chuyên” như bây giờ.
Gió mát trên đầm quê
Tôi đạp xe trên con đường dẫn về đầm Chuồn - một điểm hẹn “đánh thức bình minh” và “đánh thức hương vị tình quê” như lời bạn. Bây giờ đường về đầm Chuồn không còn “nhấp nhô” như mấy chục năm trước, mà đã trở thành một cung đường của dân đạp xe thể dục buổi sáng. Bạn hít một hơi thật dài, giang hai tay chào đón mặt trời. Cứ nhìn cái cách bạn nhắm mắt tận hưởng ngọn gió đầm ban mai mát rượi, môi hé nở nụ cười mà tôi thấy lòng mình cũng reo vui theo. Bỗng thấy thương bạn khi nhớ lại cuộc trò chuyện của hai đứa “Nghe tin Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương mà lòng mình vui rộn rã. Huế ơi, núm ruột của tôi ơi!”.