ClockThứ Ba, 26/12/2017 19:26

Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế số một thế giới

TTH - Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) ở London, vào năm 2032 tới đây, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn số một thế giới.

Vào năm 2032, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế số một thế giới. Ảnh: Bloomberg

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của các nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á, nhiều khả năng khu vực này sẽ bỏ xa các nền kinh tế phương Tây và phát triển nổi bật lên kể cả về quy mô, chất lượng.

Từ kết quả của CEBR cho thấy, trong năm 2018, Ấn Độ sẽ bỏ xa Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới tính theo đơn vị USD. Cho đến năm 2027, quốc gia này sẽ tiếp tục phát triển và leo lên vị trí thứ ba, xếp trước Đức.

Tính đến năm 2032, ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Đến nửa cuối thế kỷ này, CEBR dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh lớn mạnh nhất thế giới. Trong khi, Hàn Quốc và Indonesia sẽ lần đầu tiên có mặt tại top 10 các nền kinh tế lớn nhất thế giới, thay thế hai nước thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Italia và Canada.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Blommberg, Japantimes & UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

TIN MỚI

Return to top