ClockThứ Hai, 24/06/2019 14:48

Saudi Arabia: Phụ nữ tận dụng hợp đồng hôn nhân để được quyền lái xe

TTH.VN - Anh nhân viên bán hàng Majd người Saudi Arabia bắt đầu chuẩn bị cho đám cưới của mình thì vị hôn thê của anh yêu cầu đưa vào hợp đồng hôn nhân một điều kiện vừa mới được pháp luật bảo vệ - Quyền được lái xe.

Phụ nữ Saudi Arabia chính thức được tự lo lái xeSaudi Arabia lần đầu tiên cấp giấy phép lái xe cho phụ nữSaudi Arabia & quyết định lịch sử: cho phép phụ nữ lái xe

Bà Munirah al-Sinani, 72 tuổi đang lái xe cùng người giám hộ là chồng của mình. Nguồn: AFP

Hợp đồng hôn nhân từ lâu nay là một cứu cánh cho các cô dâu trong xã hội gia trưởng của quốc gia Arab này và giúp họ tránh bị tổn thương do người chồng hoặc gia đình chồng gây ra trong cuộc sống hôn nhân.

Các hợp đồng ràng buộc như vậy hợp pháp hóa bất cứ điều gì thuộc về quyền của phụ nữ như quyền sở hữu một ngôi nhà, thuê một người bảo mẫu hay quyền được học tập hoặc làm việc.

Một người đàn ông ở phía đông thành phố Al-Ahsa kể với AFP rằng trong một đám cưới của gia đình bên vợ ông, cô dâu đã yêu cầu chồng sắp cưới của mình bỏ hút thuốc.

Một phụ nữ khác thì yêu cầu chồng mình không được đụng vào tiền lương của cô và một người khác quy định rằng cô sẽ không mang thai trong năm đầu của hôn nhân, ông Abdulmohsen al-Ajemi - một mục sư ở Riyadh cho hay.

Tuy nhiên, vào năm ngoái, sau khi vương quốc này gỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe vốn đã tồn tại hàng thập kỷ, quyền được sở hữu một chiếc xe và quyền được lái xe trở thành một điều kiện khá phổ biến trong các hợp đồng hôn nhân.

Xu hướng này thể hiện cách phụ nữ địa phương dùng các hợp đồng hôn nhân để tồn tại ở một đất nước còn nặng nề văn hóa gia trưởng này và các điều kiện của hợp đồng của họ ngày càng rõ nét hơn.

“Một vài phụ nữ thích đưa điều kiện được lái xe vào hợp đồng của họ để tránh những xung đột trong hôn nhân” về vấn đề này, mục sư Ajemi nói.

Bà Munirah al-Sinani, 72 tuổi ở Dharan – một thành phố phía đông của vương quốc, nói rằng bà từng có 2 người quen cũng gặp tình huống tương tự.

“Nếu anh không để em lái xe, nếu anh nói ‘không’, thế là khallas (chấm hết) – Em không cần anh nữa”. Bà Sinani dẫn lời một phụ nữ nói với vị hôn phu của mình.

Việc gỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe vốn được coi là duy nhất trên thế giới, thể hiện một thay đổi xã hội rõ rệt nhất tại vương quốc cực kỳ bảo thủ này, và cũng cho thấy chính phủ đang theo đuổi một định hướng về mở rộng các quyền tự do trong xã hội.

Từ nay, để lái xe, phụ nữ không cần phải có sự chấp thuận rõ ràng của “người giám hộ” là nam giới của họ - như chồng, cha và các người thân nam giới khác, những người mà chỉ có sự cho phép của họ thì phụ nữ mới được học tập, kết hôn và thậm chí là ra tù.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

TIN MỚI

Return to top