ClockChủ Nhật, 14/10/2018 14:13

Mỹ xác nhận dấu hiệu tan băng trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 13/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, việc phóng thích mục sư người Mỹ Andrew Brunson sau 2 năm bị giam giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ là “bước đi lớn” hướng tới cải thiện mối quan hệ giữa 2 nước.

Iran: Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Syria là một thắng lợi ngoại giaoThổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không thể tiếp nhận thêm người tị nạn SyriaLãnh đạo Nga - Thổ - Iran họp thượng đỉnh về SyriaChâu Á trước tác động của khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty Images
Hôm 12/10, một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ kết án hơn 3 năm tù đối với mục sư Andrew Brunson với cáo buộc có liên hệ với phiến quân người Kurd và ủng hộ một giáo sỹ Hồi giáo chống phá chính quyền, nhưng tuyên bố ông không còn phải thụ án thêm nữa vì đã bị tạm giam từ tháng 10 năm 2016.

Việc phóng thích mục sư có thể phát tín hiệu tan băng trong mối quan hệ giữa 2 đồng minh NATO, vốn xấu đi nhanh chóng kể từ tháng 8 sau khi một thỏa thuận thả tự do cho mục sư Andrew Brunson thất bại và Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh tăng gấp đôi thuế đối với nhôm và thép nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến giá trị đồng Lira giảm mạnh so với USD.

Tổng thống Donald Trump không đưa ra cam kết dỡ bỏ các lệnh cấm vận nhưng hoan nghênh việc chấm dứt hơn 2 tháng sóng gió trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Mỹ trong cuộc gặp ngày 13/10 cũng cám ơn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vì đã giúp đảm bảo việc phóng thích mục sư, mặc dù trước đó Tổng thống Erdogan viết một đoạn bình luận ngắn trên mạng Twitter khẳng định việc trả tự do cho mục sư Andrew Brunson là quyết định của tòa án, không phải của ông.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top