ClockChủ Nhật, 19/08/2018 19:16

Châu Á trước tác động của khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ

TTH - Trong tuần qua, tỷ giá đồng Lira tuột dốc không phanh đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này nói riêng mà còn khiến thị trường chứng khoán thế giới lao đao, trong đó có cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đến lượt Anh cũng xoay trục sang châu ÁCác nền kinh tế châu Á chung tay vào chiến dịch chống rác thải nhựaSâu hại lan đến châu Á, đe doạ an ninh lương thực và đời sống nông dân

Các nền kinh tế châu Á cần đặt nhiều hi vọng vào thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2018. Ảnh: Market Watch

Trước tình hình này, hiện các nhà đầu tư đang tập trung thảo luận, nghiên cứu rõ hơn về sức ảnh hưởng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Được biết, có 6 quốc gia trong khu vực đang là đối tác nhập khẩu hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam.

Cụ thể, Chuyên gia kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại IHS Markit Rajiv Biswas cho hay: “Khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ và sự mất giá đột ngột của đồng Lira sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại song phương giữa các nước. Điều này được thể hiện rõ ràng khi chi phí hàng hóa nhập khẩu trong các giao dịch sau này sẽ tăng lên đáng kể do tác động của vấn đề mất giá. Đơn cử, nhiều khả năng tình trạng khủng hoảng tiền tệ sẽ cắt giảm một lượng lớn đơn đặt hàng sản phẩm có xuất xứ Malaysia của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay và 2019 ”.

Tính riêng năm 2018, đồng Lira đã mất giá 40% so với đồng Dollar. Vấn đề này cùng lúc dấy lên lo ngại về hiệu ứng lan tỏa khiến một số nền kinh tế mới nổi buộc phải bán tháo tiền tệ và cổ phiếu để ngăn chặn tối đa khả năng bị liên lụy khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các biện pháp ngăn chặn tình trạng mất giá tiếp tục trầm trọng.

Theo nhận xét của chuyên gia Rajiv Biswas, khả năng cao hiện tượng bán tháo sẽ là một rủi ro đáng quan ngại đối với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, bởi điều này có thể khiến các nhà đầu tư nảy sinh tâm lý lo sợ, từ đó trở nên dè chừng hơn khi tiếp cận vào thị trường khu vực.

Xét về từng quốc gia, Ấn Độ có thể sẽ là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cú sốc toàn cầu. Cụ thể, đồng Rupi có khả năng sẽ hứng chịu nhiều tác động trước làn sóng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu.

Cùng tình cảnh với Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Pakistan cũng sẽ đau đầu khi đối mặt với tình trạng nợ nước ngoài đang ngày càng gia tăng.

Mặt khác, nhờ vào chính sách kinh tế vĩ mô tốt, kết hợp với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, một số nền kinh tế châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan có thể sẽ trụ vững trong đợt khủng hoảng này.

Trong một dữ kiện có liên quan, hãng tin CNBC dẫn lời Giám đốc đầu tư của Deutsche Bank Wealth Management ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tuan Huynh khẳng định, mặc dù có sự khác biệt trong từng quốc gia, song nhìn chung đây không phải là tin xấu, nhất là khi khả năng phòng chống các tác động từ bên ngoài của các nền kinh tế châu Á đã và đang được đẩy mạnh hơn so với 5 năm trước. Do đó, các nước cần đặt nhiều hi vọng vào khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhanh chóng trở lại đường đua mua cổ phiếu của các thị trường mới nổi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong 6 tháng cuối năm nay.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC & CNN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai
AI và những tác động đến các nền kinh tế châu Á

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, nhưng mối đe dọa này có thể được ngăn chặn bằng các mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả, các chương trình đào tạo lại và các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ một cách có đạo đức.

AI và những tác động đến các nền kinh tế châu Á
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top