ClockThứ Ba, 30/08/2016 06:18

Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng trở lại trong quý II năm 2016

TTH.VN - Số liệu mới nhất về các hoạt động kinh tế của Hy Lạp cho thấy, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại trong quý II/2016 - gần một năm sau khi suýt phải rời khỏi Liên minh châu Âu EU, theo tin từ PressTV sáng nay (30/8).

Nguy cơ Hy Lạp rời Khu vực sử dụng đồng euro vẫn hiện hữuQuốc hội Hy Lạp thông qua biện pháp thắt lưng buộc bụng mớiNgân hàng Hy Lạp mở cửa trở lại

Hy Lạp tăng trưởng trở lại trong quý II/2016 . Ảnh: AP

Số liệu cho thấy, nền kinh tế Hy Lạp đã tăng 0,2% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay. Mức tăng này hơi ít hơn so với ước tính trước đó là 0,3%, được cho là do kết quả của tình trạng chi tiêu tiêu dùng và xuất khẩu ròng yếu.

Đây là quý tăng trưởng đầu tiên kể từ năm 2015 và tiếp theo ngay sau sự suy giảm 0,2% của quý I năm nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, nhu cầu yếu và đầu tư ít ỏi vẫn đang ngăn chặn Hy Lạp thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ sau nhiều năm suy thoái.

Uỷ ban châu Âu và Ngân hàng trung ương Hy Lạp đã dự đoán nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 0,3% trong năm nay, trong khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) ước tính mức suy giảm nhẹ hơn, chỉ khoảng 0,2%.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng danh tiếng Moody và S & P còn có đánh giá bi quan hơn, khi dự báo rằng nền kinh tế sẽ giảm tương ứng 0,7% và 1,0 %.

Các Bộ trưởng Tài chính khu vực châu Âu đã nhất trí cho Hy Lạp tiếp cận với 10,3 tỷ euro (11,48 tỷ USD) trong nguồn quỹ cứu trợ tài chính.

11,48 tỷ USD trên là một phần trong đợt giản ngân thứ 2 vốn đã bị trì hoãn rất lâu trong gói cứu trợ tài chính thứ 3 của Hy Lạp, đã được nhất trí thông qua hồi tháng 8 năm ngoái, với tổng giá trị lên tới 86 tỷ Euro (95,9 tỷ USD).

Sự tăng trưởng này diễn ra sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua nhiều cải cách, trong đó có việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để mở khoá khoản viện trợ - vốn rất cần thiết để giúp chính phủ thanh toán các khoản nợ của nước này trong vài tháng tới.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến Hy Lạp vào năm 2009. Kể từ đó, nước này phải chứng kiến ​​tỷ lệ thất nghiệp cao và nhiều cuộc biểu tình của người lao động.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

TIN MỚI

Return to top