Thế giới

Ngân hàng Hy Lạp mở cửa trở lại

ClockThứ Hai, 20/07/2015 07:33
TTH.VN - Hy Lạp chuẩn bị để khởi động lại nền kinh tế đang gặp khó khăn với việc cải tiến chính phủ, mở cửa lại một loạt các ngân hàng và tăng thuế sau nhiều tháng đối đầu đầy kịch tính với các chủ nợ quốc tế.


Một người đàn ông làm sạch vỉa hè trước một ngân hàng ở Athens, Hy Lạp để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại vào hôm nay (20/7) - Ảnh: Reuters

Các ngân hàng được thiết lập để mở cửa trở lại vào hôm nay (20/7) sau khi đóng cửa 3 tuần trong tình trạng thiếu hụt thị trường và gián đoạn xuất khẩu.

Khủng hoảng Hy Lạp dẫn đến việc tăng giá trên diện rộng đối với một loạt các loại hàng hóa và dịch vụ từ đường, cacao đến taxi hay tang lễ.
Ngoài ra, việc đánh thuế hiện nay ở mức 23%, tăng từ 13%; nhưng thuế các loại thuốc và sách, báo giảm từ 6,5% xuống còn 6,0%.
Người dân Hy Lạp từ hôm nay (20/7) có thể rút 420 euro vào mỗi tuần một lần, nhiều người xếp hàng hằng ngày tại các máy ATM trong cái nóng mùa hè.
Tuy nhiên, việc kiểm soát vốn phần lớn chưa có chuyển biến mới, điển hình là việc chuyển tiền cho các ngân hàng nước ngoài vẫn bị chặn và lệnh cấm mở tài khoản mới vẫn tồn tại.
Hy Lạp vào tuần trước đã phải đồng ý cải cách tài chính khó khăn nhằm kiếm được gói cứu trợ trong vòng 3 năm từ các chủ nợ quốc tế và tránh phải rời khỏi khu vực đồng euro.
Lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, đội ngũ kỹ thuật đại diện cho các chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến ​​sẽ đến Athens trong tuần tới để đánh giá tình trạng của nền kinh tế nước này.
Các gói thắt lưng buộc bụng gây ra một cuộc binh biến lớn trong các nhà lập pháp của đảng cầm quyền Syriza, buộc Thủ tướng Alexis Tsipras phải thực hiện một cải tổ vào hôm 17/7. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà phân tích và thậm chí các quan chức chính phủ cho hay, một cuộc bầu cử sớm là không thể tránh khỏi và có khả năng sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới.
Ông Tsipras, người hầu như không có thời gian để ăn hay ngủ, đang phải đối mặt với một thách thức mới tại Quốc hội vào ngày 22/7 để phê duyệt làn sóng cải cách thứ hai gắn với việc giải cứu nền kinh tế.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Newsnow)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN

Nhân kỷ niệm 20 năm Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật tài chính Nhật Bản - ASEAN, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Hang Chuon Naron đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Nhật Bản vào hợp tác tài chính của ASEAN.

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN
ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, theo nhận định của bà Sanchita Basu-Das, chuyên gia kinh tế tại Ban Hợp tác và hội nhập khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững
Return to top