ClockThứ Năm, 19/05/2022 16:19

Xây dựng Huế trở thành đô thị xanh

TTH.VN - Chiều 19/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các sở, ngành, địa phương có buổi làm việc với đoàn công tác của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế - WWF.

WWF Việt Nam tài trợ 4,8 tỷ cho dự án “Mây tre keo bền vững – pha 7”WWF báo động về một vụ tràn dầu 'khổng lồ' trên Biển ĐenWWF tài trợ 3,5 triệu USD bảo tồn đa dạng sinh học

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (bên phải) tặng quà lưu niệm sau buổi làm việc cho lãnh đạo WWF

Tại buổi làm việc, WWF đánh giá cao những kết quả tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, mong muốn hợp tác với Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực quản lý chất thải, bảo vệ môi trường. Tổ chức WWF cho rằng, Huế là thành phố hình mẫu trong quản lý rác thải, lãnh đạo tỉnh cũng có những cam kết cụ thể để phát triển Huế theo hướng xanh, bền vững.

Thông tin với đoàn công tác, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cam kết đồng hành với các dự án về môi trường đang triển khai trên địa bàn TP. Huế. Đồng thời, kỳ vọng thông qua dự án này sẽ thay đổi tận gốc, chuẩn hóa quy trình xử lý rác. Phía chính quyền tỉnh cũng sẽ có những đầu tư về ngân sách, góp phần cho dự án thành công.

Được biết, với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam), Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” được xây dựng và Huế là địa phương thụ hưởng. Dự án nhằm hỗ trợ TP. Huế bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước và ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. Định hướng Huế đến năm 2024 trở thành đô thị giảm nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được đẩy mạnh thu hồi.

Buổi làm việc cũng nhận được một số kiến nghị của UBND TP. Huế, mong muốn hỗ trợ tập huấn, chuyển giao công nghệ; tiếp tục thực hiện giai đoạn 1 của dự án đó là phân loại rác tại nguồn và phân loại rác thải; hỗ trợ về công nghệ c thu gom, xử lý và tái tạo rác thải nhựa.

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Phong Điền ngày càng xanh, sạch, sáng

Từ một địa phương thuần nông, huyện Phong Điền đã phát triển và trở thành thị xã vào đầu năm 2025. Điều mà ai đến Phong Điền hôm nay cũng đều cảm nhận được là diện mạo từ đô thị trung tâm huyện lỵ, thị trấn đến các vùng quê đều khang trang, sạch đẹp.

Phong Điền ngày càng xanh, sạch, sáng
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top