ClockThứ Năm, 06/12/2018 06:45
DỰ ÁN MỞ RỘNG CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ PHÚ BÀI:

Đến 15/3/2019 sẽ bàn giao mặt bằng giai đoạn I

TTH - Theo ông Lê Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, trở ngại hiện tại của giai đoạn I Dự án mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài chủ yếu xoay quanh chuyện di dời lăng, mộ có diện tích lớn (50-150m2) đến nơi chôn cất mới.

Giải tỏa mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài: Đồng thuận di dời lăng, mộ đến nơi chôn cất mớiĐẩy nhanh tiến độ GPMB dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú BàiTập trung giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài1.700 tỷ đồng xây dựng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Phú BàiMở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài

Cảng HKQT Phú Bài mở rộng sẽ tác động tích cực đến vị thế và sự phát triển của Thừa Thiên Huế

Phải hợp lý, hợp tình

Thực tế, áp lực hiện tại của dự án là giải quyết ổn thỏa vấn đề di dời số lăng, mộ có diện tích lớn, vượt quá quy định của Chính phủ ban hành về nơi chôn cất mới.

Cụ thể, tại buổi tiếp xúc cử tri xã Thủy Tân chiều 15/11 của Tổ đại biểu số 6 HĐND tỉnh, các bậc cao niên của xã bày tỏ không đồng tình với việc khi di dời, diện tích mộ cải táng không quá 3m2, bởi trên thực tế, rất nhiều lăng, mộ có diện tích lớn hơn rất nhiều (có lăng diện tích lên đến 150m2).

Ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy cho rằng, diện tích mộ cải táng không quá 3m2 là quy định của Chính phủ, tỉnh và thị xã không thể làm khác. Tuy nhiên, từ chủ trương phải hợp lý, hợp tình của UBND tỉnh, hiện thị xã đang tìm phương án nào khả thi nhất.

Bên cạnh chờ phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng Nghĩa trang xã Thủy Phù để có cơ sở nhanh chóng di dời lăng, mộ trong khu vực ảnh hưởng bởi dự án cải táng, chôn cất, một phương án nữa là đưa về nghĩa trang mới phía Nam (địa phận xã Phú Sơn). Ở phương án này, để hỗ trợ bà con, thị xã có thể sẽ đề xuất với UBND tỉnh cho nợ kinh phí khi mua đất mai táng”, ông Tập nói.

Tìm hiểu sơ bộ, Công viên Địa đàng trên địa bàn TX. Hương Thủy ra tết sẽ hoàn thành. Đây cũng được xem là một phương án với người dân có lăng, mộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Tuy nhiên, mức giá 5-6 triệu đồng/m2 xem chừng không phù hợp điều kiện, nhất là những lăng, mộ có diện tích lớn.

“Ngoài những phương án trên, thị xã đang suy tính để cải tạo, chỉnh trang một số nghĩa trang hiện có trên địa bàn từ ngân sách thị xã, sau đó vận động bà con chôn cất, cải táng xen ghép ở đây. Phương án này theo tôi cũng khả thi, chi phí phù hợp với đa số bà con”, ông Lê Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy thông tin.

Nơi đến phải tốt hơn nơi đi

Liên quan đến việc di dời hơn 6.000 lăng mộ, ông Lê Ngọc Sơn cho biết, đến kỳ hạn theo quy định, thị xã sẽ thông báo qua các phương tiện truyền thông về những lăng, mộ vô chủ, chưa có người nhận. Sau đó, khi di dời, sẽ làm hồ sơ và giao trách nhiệm cho các xã trong khu vực ảnh hưởng bởi dự án về vấn đề giao trả, chuyển kinh phí bồi thường khi có người tiếp nhận.

Sau khi hoàn tất việc di dời một số hộ dân ở xã Thủy Phù đến khu dân cư tái định cư xã Thủy Phù, công việc tiếp theo là di dời gần 300 hộ dân xã Thủy Tân đến nơi ở mới. Vấn đề này, khi thông báo, cũng vấp phải phản ứng khi một số người cho rằng, họ lấy trồng trọt, chăn nuôi làm sinh kế nên cần có diện tích đất rộng rãi, ít nhất là 300m2/hộ, trong khi diện tích đất đền bù tại nơi ở mới từ 200-250m2 là không phù hợp.

Ông Nguyễn Đắc Tập thông tin, khu tái định cư có vị trí sát với trung tâm phường Phú Bài, giao thông rất thuận tiện, có thể phát triển kinh tế, thuận lợi trong đi lại, học hành... UBND tỉnh cũng như thị xã đã quán triệt, ngoài đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng, nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ, đảm bảo được cuộc sống người dân trong sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, cũng mong bà con hiểu, quỹ đất có hạn, và để hài hòa đôi bên, thị xã đã dự tính xây khu chăn nuôi, sân phơi tập trung để bà con có thể yên tâm sản xuất, làm kinh tế.

Bên cạnh chuyện di dời lăng, mộ, tái định cư thì những thiết chế văn hóa, nhà thờ họ, nhà thờ tôn giáo, đình làng… với diện tích khá lớn cũng là vấn đề trăn trở, cần tính toán thấu đáo, bởi đây là những công trình có giá trị lớn về tâm linh, văn hóa của người dân. “Mừng là, tất cả đều hiểu chủ trương của tỉnh cũng như đồng thuận với phương án đổi đất theo điều kiện thực tế”, ông Sơn nói.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh
Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa: Đẩy nhanh tiến độ

Sau nhiều năm chờ đợi do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, hiện dự án (DA) cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) chính thức triển khai, góp phần tạo diện mạo cho đô thị Huế cũng như nơi sinh sống khang trang, an toàn cho cư dân KCC.

Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa Đẩy nhanh tiến độ
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

TIN MỚI

Return to top