ClockThứ Hai, 01/06/2020 14:51

Quảng Điền hướng đến nông nghiệp bền vững

TTH - Sản xuất nông nghiệp sạch là hướng đi tất yếu trong phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững của huyện Quảng Điền.

Quảng Điền hướng đến nông sản sạchQuảng Điền: Hướng đến vùng sản xuất tập trungQuảng Điền: Chủ động đối phó với sâu bệnh

Mô hình trồng dưa hấu an toàn tại Quảng Công cho thu nhập ổn định

Nông dân Hồ Quang Ái ở xã Quảng Lợi nhận thức, sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống lâu nay thiếu tính định hướng, mạnh ai nấy làm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nên tạo ra sản phẩm kém chất lượng. Sản phẩm vì thế chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các vùng lân cận, không đảm bảo yêu cầu để vào các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh.

Các vụ gần đây, ông Ái đã chuyển ba sào rau sang hướng sản xuất hữu cơ. Từ khi gieo trồng đến thu hoạch, ông Ái hoàn toàn không sử dụng các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, chủ yếu bón phân chuồng, phân hữu cơ…Cây trồng được sản xuất theo hướng hữu cơ có thể đạt năng suất không cao, nhưng được các cửa hàng nông sản tiêu thụ với giá ổn định.

Tuy nhiên, theo ông Ái, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn trên địa bàn chưa nhiều. Hầu hết người dân vẫn còn lúng túng, thiếu định hướng trong việc chuyển đổi mô hình. Một số hộ đang quá trình chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp sạch vẫn chưa yên tâm, chưa tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Đó là nguyên nhân chậm chuyển đổi sang sản xuất mô hình nông nghiệp sạch, hữu cơ. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hỗ trợ khâu quảng bá, tuyên truyền, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Ông Hà Tân, Giám đốc HTX NN Thắng Lợi, xã Quảng Lợi thông tin, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, HTX đã tiến hành quy hoạch, sản xuất cánh đồng mẫu lúa theo hướng an toàn với diện tích 100 ha.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng, tập trung không chỉ thuận lợi cho quá trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và đạt năng suất cao mà còn tạo nguồn sản phẩm an toàn, tăng giá trị sản phẩm. Qua các vụ đầu tiên cho thấy, sản phẩm lúa được tiêu thụ với giá ổn định, tăng 1-2.000 đồng/kg so với sản phẩm truyền thống.

Đầu năm nay, xã Quảng Lợi đã chuyển đổi 21 ha đất ruộng, hoa màu sản xuất kém hiệu quả sang mô hình trồng sen, ném và dưa hấu xen ngô theo hướng an toàn với các giống chất lượng. Hầu hết sản phẩm đều tiêu thụ thuận lợi, giá cả ổn định. Mỗi sào ném, ngô, dưa hấu và trồng xen đều cho thu nhập bình quân 10 triệu đồng trở lên/vụ. Trong khi trước đây, sản xuất theo phương thức cũ với các giống truyền thống, mỗi sào chỉ cho thu hoạch 5-7 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, tại các xã Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Phước, thị trấn Sịa, đã chuyển đổi phương thức trồng lúa truyền thống sang mô hình mẫu lớn, đưa các giống chất lượng vào gieo cấy với diện tích gần 2.000 ha, chiếm gần một nửa diện tích toàn huyện.Trong đó, có khoảng 620 ha lúa chất lượng theo chuỗi giá trị. HTX NN Đông Vinh đã liên kết với Tập đoàn Quế Lâm miền Trung triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 29 ha.

Tại các địa phương Quảng Thành, Quảng Thọ, thị trấn Sịa đã hình thành hơn 70 ha rau sạch được chứng nhận VietGAP, bình quân mỗi ha thu nhập 250-300 triệu đồng/năm. Một số địa phương đầu tư hệ thống tưới phun tự động, nhà lưới trồng rau sạch với diện tích gần 10 ha.

Tại các xã Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Công còn phát triển một số loại cây thực phẩm an toàn với diện tích 64 ha, như ném, hành lá, khoai lang tím… Năm 2020, huyện Quảng Điền tiếp tục mở rộng thêm 30 ha cây trồng hữu cơ, gồm lúa, rau xanh trong nhà lưới, đậu tương…

Huyện tiếp tục hỗ trợ các địa phương, ban ngành liên kết với các doanh nghiệp, Tập đoàn Quế Lâm mở rộng diện tích lúa và các loại rau màu hữu cơ. Ngành nông nghiệp tổ chức tái cơ cấu sản xuất đàn lợn theo hướng hữu cơ, mô hình chăn nuôi lợn nông hộ quy mô từ 30-50 con. Các mô hình chăn nuôi phải xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Theo lãnh đạo huyện Quảng Điền, sản xuất nông nghiệp sạch là tiền đề để huyện Quảng Điền từng bước hình thành nền sản xuất nông sản chất lượng, bền vững, giá trị cao hơn. Huyện sẽ tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng sử dụng phân bón hữu cơ. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, thay đổi tư tưởng, nhận thức, thói quen của người dân về sử dụng phân bón hữu cơ; từ đó hướng đến nền sản xuất nông nghiệp "xanh, sạch, an toàn, bền vững" gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến sự hài lòng của du khách

Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, dự báo lượng khách du lịch đến Huế sẽ tăng cao. Để quảng bá, kích cầu, thu hút khách và đẩy mạnh phát triển du lịch, ngành du lịch Cố đô tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.

Hướng đến sự hài lòng của du khách
Xuống đồng

Dù nông nghiệp được cơ giới hóa hỗ trợ như thế nào, thì những ngày xuống đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy cho vụ mùa đông xuân của bà con nông dân cũng là “sự kiện” gây thương nhớ nôn nao cho bao người. Với Huế, đó là những ngày người nông dân nhọc nhằn xuống đồng sau thời gian đất nghỉ chờ qua mùa mưa lũ và phần nhiều là trong tiết trời của ngày đông giá lạnh. Dù thế, với bà con, mỗi ngày bám ruộng, bám đồng là một ngày nguyện ước mùa màng bội thu. Những cánh đồng cứ thế mơn mởn lộc non và ngời ngời sức sống trước khi tết Nguyên đán đem năm mới về.

Xuống đồng
Xóa nhà tạm, giúp hội viên thoát nghèo bền vững

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn TP. Huế đã nỗ lực, chung tay hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, hỗ trợ cho hội viên nông dân (HVND) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở để an cư, lạc nghiệp và phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóa nhà tạm, giúp hội viên thoát nghèo bền vững
Hướng đến mục tiêu xanh và bền vững

Nhiều dự án (DA) tại cuộc thi “Tuổi trẻ miền Trung sáng tạo xanh 2024” do Trường đại học Phú Xuân, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo và Tập đoàn Equest tổ chức tại thành phố Huế đoạt giải, được đánh giá có nhiều tiềm năng và triển vọng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hiện nay.

Hướng đến mục tiêu xanh và bền vững
Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng

Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phương (DCCI) được xem là thước đo quan trọng trong việc đánh giá chất lượng điều hành. Với kết quả DDCI vừa được công bố mới đây cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cần thêm nhiều giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.

Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng

TIN MỚI

Return to top