ClockThứ Ba, 23/02/2016 17:41

Quảng Điền: Hướng đến vùng sản xuất tập trung

TTH - Sản xuất manh mún là điểm yếu trong nền nông nghiệp huyện Quảng Điền và cũng là nguyên nhân khiến việc liên kết mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn.

Nhỏ lẻ, manh mún

Tại cuộc họp bàn về công tác chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu nền kinh tế huyện Quảng Điền, mới đây, ông Hà Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ rõ: Dù có những chuyển biến song, tại từng vùng vẫn còn tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chẳng hạn, tại vùng vẫn còn sản xuất rau an toàn của xã Quảng Thành chỉ 17 ha, nhưng có trên 200 hộ cùng canh tác; HTX Quảng Thọ 2 có 42 ha rau má cũng trên 300 hộ tham gia sản xuất. Trung bình mỗi hộ có khoảng từ 1 đến 3 sào trong vùng sản xuất. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý chất lượng cũng như phát triển thị trường, bởi mỗi người có những cách nghĩ, cách làm khác nhau.

 Nhiều nông dân cùng sản xuất trên một diện tích nhỏ (làng rau Thành Trung, xã Quảng Thành)

Nhằm đảm bảo tính công bằng trong sản xuất, các địa phương đều chia bình quân đất sản xuất, hộ nào cũng có ruộng cao, ruộng thấp trũng, ruộng xấu, ruộng tốt. Mỗi hộ được phân bổ từ 1 đến vài sào ruộng, nhưng trung bình mỗi ha cũng có ít nhất 20 hộ cùng canh tác. Sản xuất nông nghiệp quá nhỏ lẻ, manh mún, khiến việc cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất gặp không ít khó khăn, chủ yếu dừng lại ở việc đưa máy gặt đập liên hợp vào gặt lúa.

Ông Phan Đình Sửu, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành còn chỉ ra một nguyên nhân khác, đó là muốn mở rộng sản xuất phải đầu tư máy móc, thuốc, phân bón cần nhiều vốn, nhưng việc tiếp cận vốn vay của người dân vẫn rất hạn chế. Người nông dân thiếu thông tin thị trường, chủ yếu làm theo phong trào, đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào lái buôn, nên không thể chủ động trong sản xuất.

Thay đổi tư duy

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất: Cần thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết, quy mô hộ gia đình sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo hình thức trang trại và doanh nghiệp. Ngoài ra, huyện cần thu hút được các doanh nghiệp lớn đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, mở rộng thị trường. Ví như việc Tập đoàn Quế Lâm hợp đồng với doanh nghiệp Hóa Châu (Quảng Thành) đưa mô hình sản xuất rau hữu cơ vào thử nghiệm và bao tiêu, sản phẩm. Nếu mô hình này thành công sẽ tạo được đà phát triển rất lớn cho nông nghiệp Quảng Điền trong thời gian tới.

Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng được xem là hướng đi hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tại HTX Quảng Thọ 2, đơn vị đứng ra đăng ký xây dựng vùng sản xuất rau má tập trung theo hướng an toàn với diện tích 42 ha. Với sự hỗ trợ của huyện và các chương trình khuyến nông, khuyến công, HTX mạnh dạn xây dựng thương hiệu rau má Quảng Thọ, nhận bao tiêu sản phẩm, sản xuất các mặt hàng chế biến từ rau má như: trà rau má sấy khô, trà rau má túi lọc…tiến tới sản xuất trà rau má đóng chai là hướng đi đúng.

Trên cơ sở thành công đó, huyện Quảng Điền đã mở rộng thêm 17ha rau màu tại vùng sản xuất rau tập trung xã Quảng Thành, tiến tới quy hoạch thêm 18ha tại đây vào năm 2016. Ngoài ra, huyện cũng tiến hành quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chú trọng vào những cây chủ lực của các địa phương như: môn sen Quảng Ngạn, mía Quảng Phú, kiệu Quảng Thái, Quảng Lợi.

Ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Song song với việc xây dựng thương hiệu, chúng tôi cũng tiến hành nhiều hoạt động nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn và cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đó. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết bảo đảm “đầu ra”, giảm thiểu đầu mối trung gian, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, bảo đảm hài hòa lợi ích của các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm. Hiện, huyện Quảng Điền có khá nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, đơn vị đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người dân như: hỗ trợ trong vay vốn, cơ chế…

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất tại Quảng Điền lúc này là khả năng huy động nguồn lực, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia cùng nông dân xây dựng chuỗi cung ứng. “Địa phương đang rất nỗ lực đẩy mạnh liên kết 4 nhà; tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các thủ tục giao đất, cho thuê đất; thực hiện chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Đồng thời vận động, khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để sản xuất hàng hóa tập trung; tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Chúng tôi rất mong lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành liên quan hỗ trợ địa phương trong công tác quảng bá sản phẩm, đưa những sản phẩm này vào các siêu thị, các bếp ăn tập thể”, ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền chia sẻ.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm
Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết

Ngày 13/1, lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra một số cơ sở sản xuất mứt gừng trên địa bàn quận Phú Xuân. Hoạt động nằm trong chương trình của đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố.

Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết

TIN MỚI

Return to top