ClockThứ Hai, 11/01/2021 11:59

Giám sát môi trường qua IOC: Công khai, minh bạch các chỉ số về môi trường

TTH - Giải pháp giám sát môi trường của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) bao gồm các thiết bị cảm biến môi trường được lắp đặt ở các khu đông dân cư, các khu công nghiệp, các hồ đập và các khu vực thường xuyên xảy ra ngập lụt. Hiệu quả thấy rõ ngoài việc giúp cho cơ quan chức năng quản lý nhà nước về môi trường thì người dân cũng được giám sát và nhận được những cảnh báo để phòng tránh.

Quy định mới triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trườngHiệu quả từ phạt nguộiChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu thực hiện nghiêm xử lý kiến nghị trên đô thị thông minh

Cán bộ IOC đang phân tích dữ liệu quan trắc không khí. Ảnh: Thanh Tâm

Hằng ngày, khi đi trên đường Hùng Vương (TP. Huế) đoạn trước tòa nhà Vincom, người dân dễ dàng bắt gặp một bảng điện tử màn hình LED cỡ lớn thể hiện các thông số về chỉ số chất lượng không khí (AQI). Người dân và du khách có thể cập nhật tình hình về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, môi trường tại điểm quan trắc không khí 83 Hùng Vương này. Đây là kết quả của sự phối hợp xây dựng, giám sát, công khai chỉ số AQI được phát công khai.

Giám đốc IOC Nguyễn Dương Anh cho biết, dữ liệu từ trạm được kết nối và truyền về IOC qua mạng Internet với tần suất tích hợp dữ liệu 5 phút/lần, liên tục trong 24 giờ/ngày. Dữ liệu từ thiết bị cảm biến chuyển về sẽ được hệ thống phần mềm tổng hợp, phân tích tình hình ô nhiễm môi trường, không khí, môi trường nước. Đối với số liệu từ các trạm do doanh nghiệp đầu tư lắp đặt, truyền về máy chủ đặt tại IOC để lưu trữ. Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, thẩm định, đánh giá độ tin cậy. Số liệu quan trắc sau khi xử lý, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu môi trường thông qua phần mềm được tích hợp với máy chủ đặt tại IOC.

“IOC chuyển giao địa chỉ và tài khoản truy cập phần mềm cho Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các đơn vị có liên quan để giám sát, tra cứu số liệu liên quan quan trắc tự động thông qua hệ thống mạng riêng của tỉnh, nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước. Việc kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường với đơn vị bên ngoài hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục phải được phép của Sở TN&MT; Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT”- ông Nguyễn Dương Anh chia sẻ.

Tương tự, các dữ liệu từ thiết bị cảm biến chuyển về sẽ được hệ thống phần mềm tổng hợp, phân tích tình hình các hồ đập và điều tiết giao thông đối với các điểm thường xuyên xảy ra ngập lụt trong mùa mưa bão. Trong mùa mưa bão, hệ thống sẽ cung cấp hình ảnh trực tiếp qua ứng dụng di động nhằm giúp người dân có thể tiếp cận thông tin được hỗ trợ. Ngoài ra, hiện IOC đã tích hợp, giám sát, chia sẻ dữ liệu chất lượng nước thải tại Khu Công nghiệp Phú Bài; tích hợp giám sát, chia sẻ chất lượng cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; tích hợp giám sát, chia sẻ số liệu mực nước các sông, lượng mưa tại các trạm đo mưa tự động, số liệu hồ đập (lưu lượng đến, đi, mực nước hồ), hình ảnh trực tuyến camera.

Người tham gia giao thông đi ngược chiều làm tăng nguy cơ ùn tắc được camera ghi lại ở điểm giao đường sắt và Điện Biên Phủ. Ảnh: Liên Minh

Chị Dương Thị Thu Lan, trú phường Trường An (TP. Huế) cho biết, vào mùa mưa lũ, do ở vùng cao xuống vùng thấp nên sẽ không biết mực nước như thế nào. Chị đã rất yên tâm khi cài đặt Hue-S của Đô thị thông minh. Các thông tin, hình ảnh, clip cảnh báo vùng ngập lụt thường xuyên được truy cập ở Hue-S giúp chị và mọi người có thể lựa chọn tuyến đường đi phù hợp. Chị Lan cho rằng đây là một dịch vụ rất hữu ích phục vụ nhu cầu theo dõi thông tin của người dân và giảm thiệt hại đáng kể cho người dân khi chẳng may điều khiển phương tiện đi vào vùng ngập lụt.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong các trường hợp sự cố đối với trạm quan trắc môi trường tự động như: kết quả quan trắc vượt quy chuẩn; trạm bị mất kết nối với máy chủ; thiết bị đang trong thời gian kiểm định, hiệu chuẩn; lỗi thiết bị… phần mềm hệ thống sẽ tự động gửi thông báo (email, SMS…) đến đơn vị vận hành trạm kịp thời khắc phục. Đồng thời, gửi thông báo đến Sở TN&MT để theo dõi, giám sát, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo xử lý trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý của chủ nguồn thải.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá, giải pháp giám sát môi trường của IOC thực hiện giám sát cung cấp, phân tích số liệu trực tuyến theo chế độ công khai hoặc phân quyền qua hệ thống thông tin, ứng dụng Hue-S, Hue-G phục vụ công tác điều hành chỉ huy các cấp chính quyền và cung cấp thông tin kịp thời, tin cậy cho bà con nhân dân. Quan trọng hơn là người dân có thể giám sát môi trường, biết được chất lượng môi trường ở nơi mình sinh sống.

“Đây là một dịch vụ hữu ích và tôi sẽ chỉ đạo nâng cấp, tích hợp, bổ sung nhằm đáp ứng tốt hơn việc giám sát môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế thành điểm đến hấp dẫn, môi trường trong lành”- Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.

Sau hơn 1 năm hoạt động, giải pháp giám sát môi trường của IOC đã tiếp nhận và chuyển phân phối 2.099 thông tin về lĩnh vực môi trường; cơ quan chức năng trực tiếp xử lý vi phạm, xử phạt số tiền trên 300 triệu đồng. Đồng thời, tiếp nhận, xử lý 2.407 cuộc gọi hỗ trợ bão lụt đến tổng đài 19001075. Phát 47 thông tin cảnh báo kịp thời trên ứng dụng Hue-S. Tổng số người tiếp cận đạt 13,2 triệu lượt tương tác và trên 1.400 nội dung bình luận, nhắn tin.

THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

TIN MỚI

Return to top