ClockThứ Ba, 23/01/2024 06:40

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

TTH - Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Đắt hàng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn thận trọng chọn đơnChấp nhận đơn hàng xuất khẩu khó & nhỏ, lẻCần nâng tính…khó tính của thị trường

 Công nhân ngành may mặc tăng tốc sản xuất đầu năm

Công nhân tăng ca trở lại

Thời điểm này, hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH MTV Hanex Huế, Khu Công nghiệp (KCN) Phú Bài, chuyên sản xuất ba lô, túi xách xuất khẩu, đang tất bật lao động sản xuất kịp đơn hàng cho đối tác. Theo đại diện công ty, hiện tại đơn hàng của công ty đã đủ cho những tháng cuối năm nay. Công ty cho công nhân tăng ca từ cuối năm 2023, riêng gần hai tháng nay, công nhân đã làm thêm ngày chủ nhật. Đối với công nhân làm thêm ngày chủ nhật, tiền lương được nhận gấp đôi ngày thường. Có thời gian tăng ca, công nhân có thêm thu nhập mua sắm tết ai cũng phấn khởi. “Có thời điểm, công ty đã phải từ chối nhận đơn hàng vì không kịp sản xuất, hiện công ty đang tiếp tục tuyển thêm công nhân”, đại diện công ty cho biết.

Tại Công ty TNHH MSV, Khu công nghiệp Phú Bài, gần 1.200 công nhân đang làm việc trong tâm thế vui vẻ phấn khởi. Mỗi tuần, công ty tổ chức tăng ca ba ngày, mỗi ngày tăng hai tiếng đồng hồ, thu nhập bình quân người lao động 9 triệu đồng/tháng. Ông Lê Quý Hoàng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MSV cho biết, hiện công ty đã có đơn hàng đến cuối năm 2024. Công ty đang tuyển dụng thêm lao động để mở rộng sản xuất.

Cách đây vài tháng ông Phạm Gia Định, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Thiên An Phú còn lo lắng thiếu đơn hàng thì nay công ty đã có đủ đơn hàng cho đến tháng 5 tới. Ông Định cho biết, hiện công ty đang tiếp tục đàm phán để ký kết thêm những đơn hàng mới. “Hy vọng những đơn hàng ký được trong đợt này giá thành cao hơn để giúp công ty có lợi nhuận. Những đơn hàng trước, ký trong năm 2023 nên giá thấp, nhưng công ty buộc phải ký để có đơn hàng cho người lao động”, ông Định nói.

 Công nhân Công ty CP Dệt may Phú Hòa An tăng tốc sản xuất đầu năm

Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Dệt may Phú Hòa An cũng đã có đơn hàng đến tháng 6, đảm bảo việc làm và thu nhập cho gần 2.000 công nhân lao động. Những ngày này, trong các khu nhà xưởng của Công ty SCAVI Huế, ở KCN Phong Điền, hơn 6.500 công nhân hối hả hoàn thiện sản phẩm để kịp cung cấp cho đối tác theo đơn hàng đã ký. Thị trường xuất khẩu của DN đã được mở rộng, ngoài các nước Mỹ, châu Âu chủ yếu như trước, nay đã được mở rộng ra các nước châu Á như Nhật, Hàn Quốc hay các nước Đông Nam Á khác. 

Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn

Bằng những nỗ lực không ngừng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, kể cả ở thị trường ngách, một số ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản…  đơn hàng đã tăng trở lại. Sự phục hồi này đã góp phần thu hẹp mức suy giảm trước đó. Tuy nhiên, các DN cũng khá dè dặt, thận trọng nhận định về hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trong năm 2024. Lý do được các DN phân tích, hoạt động xuất khẩu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định.

Các thị trường phát triển như EU chú trọng đến phát triển bền vững, hiện đã và đang đưa ra nhiều quy định mới như cơ chế điều chỉnh carbon, "thẻ vàng" IUU, quy định chống phá rừng của châu Âu... tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu của DN, điều này đòi hỏi các DN phải thay đổi. Ông Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty CP Phát triển thủy sản Huế cho biết, để đảm bảo đơn hàng xuất khẩu, công ty đã phải nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, vì vậy vừa khó chủ động nguyên liệu vừa phải chịu nhiều chi phí vận chuyển. Đó cũng là khó khăn mà Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế đang gặp phải.

Để đơn hàng của DN xuất khẩu phát triển bền vững trong năm 2024, ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu thế giới, điều quan trọng hơn là khả năng thích ứng của DN trong nước đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh để tăng xuất khẩu.

Các chuyên gia cho rằng, cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối nhà mua hàng trên thế giới thì DN cũng cần xây dựng hình ảnh sản xuất giảm phát thải, tập trung chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Tổng Giám đốc Công ty SCAVI Huế cho biết, cách đây 2- 3 năm, các DN dệt may chưa mấy quan tâm đến các vấn đề xanh hóa nhưng từ năm 2023, nội dung này thường xuyên được đề cập trong các diễn đàn của DN dệt may. Hiện nay, các nhãn hàng trên thế giới đang chạy đua thành nhãn hàng xanh, yêu cầu các doanh nghiệp, nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng trở thành nhãn hàng xanh. Yêu cầu này trong năm 2023 chưa tác động nhiều đến doanh nghiệp, nhưng từ năm 2024 - 2025, xanh hóa trở thành điều kiện tiên quyết để nhãn hàng quyết định xem có đặt hàng tại nhà cung cấp hay không. “Để tiếp cận được các khách hàng lớn, các đơn hàng lớn, SCAVI đã và đang chuyển mình và xanh hóa từng phần nhà máy. Công ty xây dựng hệ thống xử lý rác thải theo hướng tuần hoàn và tiếp đến là thực hiện nhiều tiêu chí khác. Thậm chí, các đơn vị gia công của công ty chúng tôi cũng bắt đầu có những chỉ tiêu khắt khe. Đây là giải pháp để giữ chân khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” - ông Mỹ cho biết.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top