ClockThứ Năm, 02/05/2024 11:34

Đại học Huế tăng lên vị trí thứ 5 trong các trường đại học Việt Nam

HNN.VN - Sáng 2/5, Đại học Huế cho biết, tại bảng xếp hạng các đại học châu Á của Time Higher Education (THE Asia University Rankings 2024) vừa được công bố chiều 1/5, Đại học Huế duy trì vị trí 601+ như năm 2023.

Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo103 bài báo cáo được trình bày tại hội nghị khoa học tim mạch Cố đô mở rộng lần thứ 3Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMAỨng dụng công nghệ thông minh trong phân loại và xử lý rác

 Đại học Huế xếp vị trí thứ 5 trong 6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng

Năm 2023, Đại học Huế nằm ở vị trí thứ 6 các trường đại học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng này thì năm 2024, Đại học Huế tăng lên 1 bậc, vị trí thứ 5.

Năm nay, có 739 cơ sở giáo dục đại học từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng. Việt Nam có 6 cơ sở được xếp hạng chính thức gồm: Trường đại học Tôn Đức Thắng (=193); Trường đại học Duy Tân (251 - 300); Đại học Bách khoa Hà Nội (501 - 600) ; Đại học Quốc gia Hà Nội (501 - 600); Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế cùng nhóm 601+.

Các tiêu chí xếp hạng của THE bao gồm: Teaching (giảng dạy), International Outlook (triển vọng quốc tế), Industry (chuyển giao), Research Envirnoment (môi trường nghiên cứu) và Research Quality (chất lượng nghiên cứu).

Tiêu chí triển vọng quốc tế của Đại học Huế được đánh giá cao nhất trong các đơn vị được xếp hạng. Tiêu chí này chiếm trọng số 7,5%, bao gồm tỷ lệ sinh viên quốc tế, sinh viên trong nước (2,5%), tỷ lệ giảng viên quốc tế, giảng viên trong nước (2,5%), hợp tác quốc tế (2,5%). Khả năng thu hút được sinh viên đại học, sau đại học và giảng viên từ khắp nơi trên thế giới là chìa khóa dẫn đến thành công của trường trong việc củng cố vị thế quốc tế.

Được biết, THE cũng đã công bố xếp hạng các lĩnh vực khoa học, trong từng lĩnh vực, điểm số cũng được xác định theo 5 tiêu chí như trên.

Như vậy, cùng với vị trí +1501 các đại học thế giới, Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế trên các bảng xếp hạng uy tín của THE 2024.

ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
4.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PGS.TS Hoàng Bùi Bảo làm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

Hội đồng trường Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, nhiệm kỳ 2025-2030 bao gồm 20 thành viên. Trong đó, PGS.TS, Giảng viên cao cấp Hoàng Bùi Bảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế được công nhận là Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.

PGS TS Hoàng Bùi Bảo làm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ (1/6/1995 - 1/6/2025)
Địa chỉ đào tạo uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên

Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (ĐHH) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập ngày 13/12/1994 và chính thức hoạt động ngày 1/6/1995. Đây là một trong 6 khoa CNTT trọng điểm trên toàn quốc, đào tạo chuyên sâu, nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực về công nghệ, kỹ thuật và ứng dụng hiện đại cho miền Trung và cả nước.

Địa chỉ đào tạo uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên
Tự chủ tài chính ở Đại học Huế: Cần cơ chế đặc thù

Để đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, ngoài các giải pháp đa dạng hóa nguồn thu, hướng đến tự chủ tài chính 100% thì một số đơn vị thành viên, trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) cần cơ chế đặc thù và sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Tự chủ tài chính ở Đại học Huế Cần cơ chế đặc thù

TIN MỚI

Return to top