ClockThứ Ba, 05/11/2024 16:46

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

TTH.VN - Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác người khuyết tậtĐịa chỉ giúp người yếu thế hòa nhập“Ông Bụt” của trẻ mồ côi

 Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hồ Dần chia sẻ những kết quả mong đợi khi được tiếp nhận, thụ hưởng dự án

Dự án được triển khai thực hiện trong 3 năm tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Bình Định và Kon Tum do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tài trợ thông qua Tổ chức HI. Tổng ngân sách dự án là 625.000 EUR, riêng ngân sách phân bổ cho Thừa Thiên Huế hơn 175.000 EUR (tương đương 4,6 tỷ đồng). Dự án được thực hiện nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên khuyết tật vào các hoạt động cải thiện sức khỏe, kinh tế xã hội thông qua các giải pháp kỹ thuật số phù hợp và ứng dụng phục hồi chức năng từ xa.

Đối tượng thụ hưởng dự án gồm: Người khuyết tật, đặc biệt là thanh niên khuyết tật; thành viên gia đình người khuyết tật, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, các tổ chức của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật; sinh viên công nghệ thông tin, các ban ngành địa phương...

Qua điều tra của dự án, người khuyết tật còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm. Vì vậy, dự án được thực hiện với mong muốn giúp điều chỉnh các ứng dụng và nền tảng kỹ thuật số về giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, tài chính và dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng tiếp cận phổ quát, phù hợp với ngôn ngữ và bối cảnh địa phương. 

Tham gia dự án này sẽ giúp thanh niên khuyết tật biết cách sử dụng các ứng dụng và nền tảng kỹ thuật số trong giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, hiểu biết về tài chính và dịch vụ phục hồi chức năng, trên cơ sở đó giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận việc làm. Ngoài ra, dự án còn mong đợi nâng cao hiểu biết của các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực khuyết tật, các nhà cung cấp công nghệ thông tin - truyền thông và các chuyên gia công nghệ thông tin tương lai, người khuyết tật nói riêng và người dân ở các vùng triển khai dự án trong việc thúc đẩy công nghệ thông tin - truyền thông phù hợp dành cho người khuyết tật.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

TIN MỚI

Return to top