ClockThứ Ba, 12/07/2022 14:15

Có siêu lợi nhuận?

Tránh lãng phí sách giáo khoaTăng hiệu quả và tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng lại nhiều lầnNhiều ý kiến ĐBQH về trách nhiệm kiểm soát giá sách giáo khoaSách số - đó mới là chuyện đáng bàn của sách giáo khoaGiá sách giáo khoa tăng vọtKhông thể thả nổi giá sách giáo khoa

Theo nguồn tin từ Báo Thanh Niên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Hình thức là cảnh cáo. Bài viết này không đề cập đến những sai phạm của ông Thái để dẫn đến hình thức kỷ luật cảnh cáo, mà quan tâm đến hoạt động kinh doanh của nhà xuất bản này.

Ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam bị kỷ luật cảnh cáo. Ảnh: doisongphapluat.com

Theo nguồn tin của Báo Thanh Niên, có vẻ như sản xuất và kinh doanh sách giáo khoa đưa lại “siêu” lợi nhuận. Như năm 2021, Nhà xuất bản có tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân 39,9%. Không biết còn có ngành nào kinh doanh thu được lợi nhuận cao như vậy không? Nhưng nếu có thì có lẽ cũng không nhiều!?

Lý do đầu tiên của việc kinh doanh có hiệu quả có thể là nhờ tài năng điều hành sản xuất kinh doanh. Nhưng đối với một đơn vị có thể nói là đặc thù, được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tổ chức thực hiện “sản xuất, kinh doanh, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành sách giáo khoa mới”, cũng có thể hiệu quả là nhờ lợi thế - nắm phần lớn thị phần phát hành sách giáo khoa, con số được công bố là từ 60% -70%.

Do tính đặc thù của một nhà xuất bản liên quan đến một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội nên cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước là điều không có gì phải bàn. Thế nhưng, hiệu quả ở đây chúng ta thấy “bóng dáng” của tính chất “một chợ mà ít người tham gia”. Hiểu một cách khác là lợi thế của một thị trường tự do cạnh tranh hoàn toàn chưa hình thành đầy đủ. Tức là còn được chi phối rất lớn của yếu tố hành chính. Chuyện giá cả ở đây chưa hẳn phản ánh trung thực về giá trị là chuyện có thể xảy ra. Chúng ta thấy bóng dáng của một thị trường thiếu minh bạch và tính cạnh tranh.

Đã kinh doanh thì ai cũng mong muốn thu được lợi nhuận cao, nhưng kinh doanh trong ngành giáo dục, một ngành có liên quan đến toàn dân, từ người giàu đến người nghèo, lại là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo kinh doanh đạt lợi nhuận quá cao, đặc biệt là mảng phát hành sách giáo khoa chưa hẳn là điều tốt cho xã hội. Ai mua sách giáo khoa – học sinh và phụ huynh chứ ai. Với hàng triệu học sinh trong cả nước, chúng ta đã thấy “cái chợ này” nhu cầu hàng năm lớn như thế nào. Đó là chưa nói đến nhiều loại sách khác – như sách bài tập, sách tham khảo… mà loại sách nào hàng năm cô giáo, nhà trường “bán kèm” với danh nghĩa tự nguyện cũng đều mang tiếng. Thói thường, đã là thị trường, một bên thu lãi cao thì có một bên phải mua hàng hóa với giá đắt. Người mua ở đây chính là phụ huynh và học sinh – một khách hàng đáng lý là phải được hỗ trợ, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp thì chúng ta lại thu lợi nhuận cao. Nói đạt lợi nhuận cao trong ngành giáo dục chưa hẳn đã tốt cho xã hội là lý do đó.

Quản lý như thế nào để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, vừa đảm bảo biên lợi nhuận cho các đơn vị cung cấp dịch vụ, hài hòa giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và thị trường là việc của điều hành Nhà nước, mà cụ thể ở đây là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó cũng giống như chuyện chúng ta nói “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tức là thị trường đấy nhưng không phải thị trường hoàn toàn. Đối với ngành giáo dục rất cần sự định hướng này.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục

Ngày 8/12, các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình 90 phút sáng Chủ nhật xây dựng cơ quan, trường học xanh - sạch - sáng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện phong trào Chủ nhật xanh tại các trường.

Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục
Ngành giáo dục phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc

Trước những thiệt hại mà đồng bào miền Bắc đang phải đối mặt, đặc biệt là thầy cô giáo và học sinh tại những vùng bị ảnh hưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi).

Ngành giáo dục phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
Xứng đáng “lá cờ đầu” ngành giáo dục

Trường THCS Phú Diên (Phú Vang) nhiều năm liền là “lá cờ đầu” của khối THCS trên toàn huyện. Năm học 2023-2024, Trường THCS Phú Diên đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua.

Xứng đáng “lá cờ đầu” ngành giáo dục
Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa

Năm học 2024 - 2025 là năm học phủ hết chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 và là năm đầu tiên học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo chương trình mới. Để dạy và học có hiệu quả cao, giáo viên giảng dạy các bộ môn ngoài việc đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần phải lựa chọn sách giáo khoa thuộc bộ sách nào phù hợp.

Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa

TIN MỚI

Return to top