ClockThứ Bảy, 04/06/2022 13:45

Sách số - đó mới là chuyện đáng bàn của sách giáo khoa

Ở các nước phát triển, sách giáo khoa từ lâu đã được số hóa

Kỳ nghỉ hè của thầy trò chỉ mới bắt đầu, nhưng câu chuyện sách giáo khoa (SGK) vẫn nóng trở lại, sau lời “giải thích thêm” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn tại phiên thảo luận tổ của đại biểu Quốc hội hôm 25/4. Bộ trưởng nói, giá SGK mới đắt gấp 2-3 lần là do khổ to, giấy tốt. Nhiều ý kiến không đồng tình của đại biểu Quốc hội, của các chuyên gia giáo dục và đông nhất vẫn là phụ huynh cả nước, cho rằng SGK chưa cần phải khổ to, giấy đẹp, mà điều cần nhất lúc này là nội dung phải đảm bảo chất lượng, và hình thức phải gọn nhẹ. Gọn nhẹ để giảm tải cho chiếc ba lô đang đè nặng trên lưng học sinh. Và quan trọng nhất là giảm bớt chi phí của phụ huynh vào đầu mỗi năm học, với quá nhiều khoản đóng góp và đủ thứ mua sắm cho con đến trường, trong bối cảnh kinh tế càng khó khăn hơn sau đại dịch.

Câu chuyện “khổ to, giấy đẹp” này chắc chắn sẽ nóng bỏng trở lại sau hai tháng nữa, khi năm học mới bắt đầu. Và có thể, năm học sau rồi năm học sau nữa, chuyện bức xúc này vẫn chưa dừng lại, nếu vẫn chưa rời khỏi cuốn sách giáo khoa in trên giấy. SGK giấy thì mới có chuyện “khổ to, giấy đẹp”, mà càng to đẹp thì giá càng tăng là điều đương nhiên. Câu chuyện bức xúc này chỉ có thể dừng, nếu SGK giấy được thay thế thật sự bằng sách điện tử (còn gọi là sách số).

Ở các nước phát triển, SGK đã được số hóa từ lâu, và cho thấy lợi ích của việc số hóa SGK là quá lớn. Nó không chỉ giảm tải cho chiếc ba lô đè nặng trên lưng học sinh, giảm gánh nặng chi phí cho phụ huynh, mà còn giảm áp lực cho cả ngành giáo dục. Nó không chỉ giải tỏa bức xúc làm tiêu tốn năng lượng của xã hội, mà còn giảm thiểu cơ hội kiếm lợi bất chính của những người luôn tìm cách trục lợi giáo dục. Và cái lợi lớn nhất là giúp học sinh hội nhập với thế giới số, sống với cuộc sống số, là xu hướng tất yếu của cả nhân loại.

Chuyển đổi số là mệnh lệnh của cuộc sống và cả quốc gia Việt Nam đang nỗ lực thực hiện cuộc chuyển đổi này. Vậy thì cuộc chuyển đổi số của SGK ở Việt Nam đang ở đâu?

Nhà xuất bản Giáo dục đã đưa bản số hóa SGK dưới dạng file PDF lên trang mạng của mình, nhưng học sinh muốn dùng bản SGK số hóa thì phải mua sách giấy để lấy mã số ở cuối trang sách, mới có thể truy cập được. Các đơn vị khác thì “số hóa” việc bán sách giấy như là nhà sách điện tử và cũng để bán cuốn sách giấy mà thôi. Công ty cổ phần Sách điện tử Giáo dục được giới thiệu là đơn vị duy nhất thuộc NXB Giáo dục có nhiệm vụ số hóa và đưa nội dung của SGK vào thiết bị di động, phục vụ chủ trương đổi mới giáo dục theo “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” và “Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2020”. Thế nhưng, trên website của đơn vị cũng chỉ có các bản số của SGK theo chương trình cũ.

Bộ GD&ĐT cho biết, đã yêu cầu các đơn vị xuất bản SGK, trước khi phát hành sách giấy thì phải đưa bản sách số lên mạng cho học sinh sử dụng. Điều này có khả thi không? Các đơn vị biên soạn SGK phải bỏ ra một số vốn rất lớn để biên soạn các bộ sách, các nhà xuất bản phải bỏ vốn đầu tư để biên tập, in ấn, phát hành. Liệu họ có chấp nhận sách giấy chưa bán mà sách số đã phát không trên mạng?

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu NXB Giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí SGK. Nhưng nghịch lý là, việc tích hợp công nghệ cho phép học sinh sử dụng SGK điện tử khi mua sách giấy, lại là một yếu tố làm tăng giá SGK.

Theo các chuyên gia giáo dục, cuốn sách giáo khoa được số hóa ở Việt Nam chỉ đơn giản là bản PDF của cuốn sách giấy, chứ chưa phải là sách số đúng nghĩa. Tức là

smartbook - cuốn sách thông minh cho phép người dạy và học sinh tương tác với sách, phụ huynh có thể theo dõi việc học của con em qua cuốn sách này...

Với những bất cập như thế, nên cho dù Bộ GD&ĐT liên tục thúc giục chuyển đổi số SGK, nhưng trên thực tế, cuộc chuyển đổi này vẫn diễn ra một cách miễn cưỡng. Chương trình giáo dục phổ thông mới công bố từ năm 2018, nhưng hầu như chỉ nghe các đơn vị xuất bản quảng cáo về các bộ SGK mới trên bản giấy. Vì vậy, câu chuyện SGK đầy bức xúc mà Quốc hội cho đến cả xã hội bàn bạc, tranh luận trong suốt những ngày này, cũng chỉ là cuốn SGK bằng giấy đã ra đời từ nhiều trăm năm trước.

Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2020, và giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tiên của cuộc chuyển đổi vô cùng quan trọng ấy. Vì vậy, câu chuyện đáng bàn về SGK lúc này không phải là “khổ to, giấy đẹp”, mà phải trả lời câu hỏi: Vì sao đến lúc này cuốn SGK số hóa hiện đại (smartbook) mà nhiều quốc gia đã sử dụng phổ biến, vẫn chưa là công cụ chính để thầy trò dạy và học?

Bài: MINH TỰ - Ảnh: TL

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

TIN MỚI

Return to top