ClockThứ Tư, 08/06/2022 15:25

Nhiều ý kiến ĐBQH về trách nhiệm kiểm soát giá sách giáo khoa

Trong buổi chất vấn sáng 8/6, nhiều đại biểu đặt câu hỏi và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về trách nhiệm kiểm soát giá sách giáo khoa hiện nay.

Giá sách giáo khoa tăng vọtKhông thể thả nổi giá sách giáo khoaChương trình và sách giáo khoa mới có nhiều môn không chấm điểm

Giá sách giáo khoa không phải mặt hàng nhà nước định giá mà được doanh nghiệp thực hiện. (Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)

Sáng 8/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và điều hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội về nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực tài chính.

Trong buổi chất vấn, nhiều đại biểu đặt câu hỏi và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về trách nhiệm kiểm soát giá sách giáo khoa hiện nay.

Đề xuất đưa sách giáo khoa vào Luật Giá sửa đổi

Nêu câu hỏi về giá sách giáo khoa khi doanh nghiệp được xác định giá và kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi đưa ra thị trường, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng giá sách giáo khoa là do Bộ Tài chính chứ không phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Câu hỏi đặt ra là Bộ Tài chính có chia sẻ gì về vai trò trách nhiệm của thẩm định giá với sách giáo khoa?

Bấm nút tranh luận, đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) cho hay hơn 2 năm về trước, Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có kiến nghị Bộ Tài chính rà soát, đánh giá để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung sách giáo khoa vào danh mục nhà nước định giá nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Đại biểu đặt câu hỏi về nguyên nhân, trách nhiệm và khi nào hoàn thành để người dân yên tâm trong bối cảnh sắp vào năm học mới?

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Đinh Thị Ngọc Dung đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Trả lời câu hỏi về vấn đề giá sách giáo khoa của các đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay giá sách giáo khoa không phải mặt hàng nhà nước định giá mà được doanh nghiệp thực hiện. Nhà nước chỉ thẩm định giá đối với những loại sách, sản phẩm mua bằng ngân sách Nhà nước còn mặt hàng này người mua sẽ lựa chọn mua chỗ nào tốt nhất, giá rẻ nhất với tinh thần niêm yết giá công khai, minh bạch.

Về ý kiến đưa sách giáo khoa vào bình ổn giá theo Luật Giá, theo ông Phớc, đưa vào hay không là thẩm quyền của Quốc hội còn việc đề xuất các bộ tham mưu cho Chính phủ, sau đó Chính phủ sẽ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Về Luật Giá, ông Phớc cho biết cơ quan này đang sửa đổi theo lộ trình các kỳ họp tới. Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có trao đổi và thống nhất đề xuất Chính phủ đưa sách giáo khoa vào Luật Giá sửa đổi thời gian tới để Quốc hội xem xét quyết định.

Yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm chi phí

Giải trình thêm về vấn đề giá sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội, ông đã có giải trình về vấn đề này.

“Thời gian sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Tài chính làm các thủ tục cần thiết để trình Chính phủ, Quốc hội để có được giải pháp ổn định, lâu dài về giá sách giáo khoa. Bộ cũng đang tích cực soạn thông tư mới về quy cách, quy chuẩn của sách trong tình hình hiện nay và quy cách này cũng sẽ tác động vào giá sách.” Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân tích.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm chi phí, các khâu trung gian, giảm chi phí phát hành… Bởi thực tế hiện nay, đang có tới 5 đơn vị đang biên soạn, xuất bản sách giáo khoa nên với các đơn vị khác việc chỉ đạo, tác động sẽ khó khăn hơn.

Ngoài sách giáo khoa, theo ông Sơn, có nơi có trình trạng bán kèm sách tham khảo, bài tập. Về việc này, bộ đã có Thông tư 21 quy định về xuất bản phẩm trong trường học và nghiêm cấm hiệu trưởng, giáo viên ép buộc, gợi ý phụ huynh mua các sách không thuộc danh mục. "Danh mục sách giáo khoa đã rất rõ ràng, vì vậy đề nghị lãnh đạo các địa phương giúp kiểm soát tại các trường học, tránh gây bức xúc dư luận," ông Sơn nói.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm và cống hiến

“Nhiều thanh niên đã tự nguyện viết đơn tình nguyện nhập ngũ để sẵn sàng bảo vệ quê hương, đất nước. Đây không chỉ là truyền thống quê hương, mà còn là sự lan tỏa từ mô hình “Dòng họ không có người vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự” (NVQS) trên địa bàn huyện”, Trung tá Nguyễn Mạnh Tuấn, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quảng Điền khẳng định.

Trách nhiệm và cống hiến
Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết

TIN MỚI

Return to top