ClockThứ Hai, 26/04/2021 15:31

Nhiều người... quên đeo khẩu trang nơi công cộng

TTH.VN - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn tiến rất phức tạp, việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người luôn được cơ quan chức năng khuyến cáo, nhắc nhở. Tuy nhiên, nhiều người dân tỏ thái độ chủ quan, thiếu cảnh giác, không đeo và khi được hỏi thì trả lời ngắn gọn: “quên!”.

Thái Lan phạt nặng người không đeo khẩu trangViệt Nam chưa cấp phép nhập khẩu vaccine COVID-19 của ModernaDù có vaccine vẫn phải luôn thực hiện 5KXử lý các trường hợp không mang khẩu trang nơi công cộng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu

Nhiều người dạo bộ đường dọc sông Hương chủ quan, lơ là khi không hề mang khẩu trang

Dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung thời gian qua được kiểm soát chặt chẽ, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Thế nhưng, trước tình hình dịch bệnh tái bùng phát ở một số quốc gia lân cận, cơ quan chức năng đã có những khuyến cáo nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài, cộng thêm đó là nỗi lo một bộ phận người mất cảnh giác, không đeo khẩu trang, không có thói quen thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Theo quan sát của chúng tôi ở nhiều nơi công cộng tập trung đông người như khu phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu, đường đi bộ ven sông Hương, siêu thị, nhà sách, hàng quán… có rất nhiều người không hề đeo khẩu trang, vô tư tiếp xúc với những người xung quanh. Dù cho những băng rôn, khẩu hiệu, những hình ảnh khuyến cáo đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp y tế, rửa tay sát khuẩn… vẫn được dựng ngay các lối ra vào, những khu đông người, nhưng gần như bị mọi người quên lãng.

Không chỉ người trẻ, nhiều cụ già cao tuổi, hay các em nhỏ cũng tỏ ra vô tư khi không tự bảo vệ bản thân mình bằng biện pháp tối thiểu nhất - đó là đeo khẩu trang, tránh các nguy cơ lây nhiễm.

Anh V., một người dân dạo chơi ở khu phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu vừa bước vào một cửa hàng tỏ ra bất ngờ khi bị nhân viên yêu cầu đeo khẩu trang. Anh nghĩ rằng, thời điểm này dịch đã được kiểm soát, việc đeo khẩu trang bây giờ không cần thiết và bắt buộc nên lâu nay không cần phải đeo. “Nghe bạn nhân viên nhắc mình mới giật mình nên phải quay trở ra quầy y tế để mua khẩu trang”, anh V. nói và thừa nhận bản thân đã khá chủ quan.

Không riêng gì anh V., nhiều người dân, du khách dạo chơi ở các khu công cộng, tập trung đông người tỏ ra hồn nhiên và không hề quan tâm đến chuyện đeo khẩu trang để tự bảo vệ chính bản thân cũng như mọi người xung quanh. Khu vực đường đi bộ dọc hai bờ Nam – Bắc sông Hương vào mỗi buổi chiều có rất đông người ra dạo chơi hóng mát, đạp xe, chụp hình… và không khó nhận ra rất nhiều người trong số đó nói không với việc đeo khẩu trang. Nhiều phụ huynh không đeo, cũng không cho các em nhỏ đeo, cứ thế vô tư vui đùa giữa đám đông. “Không khí thoáng mát, với lại lâu nay dịch cũng tạm yên rồi, lo chi” – một người tỏ ra chủ quan khi được hỏi lý do không đeo khẩu trang.

Đây cũng là tình hình chung tại một số cửa hàng, siêu thị. Trong khi các nhân viên từ bán hàng, tính tiền, quản lý ở những khu vực này luôn đeo khẩu trang kín mít trong suốt quá trình làm việc, giao dịch thì ngược lại, nhiều khách hàng vô cùng lơ là, chủ quan. Khi yêu cầu khách đeo khẩu trang thì khách bảo quên, hoặc tỏ thái độ bất cần. “Nhiều người khó chịu, cho rằng vô lý. Nhưng chúng tôi rất cương quyết, nếu không đeo khẩu trang thì chúng tôi không bán hàng, bởi vì mỗi ngày chúng tôi phải tiếp xúc rất nhiều người, đến từ nhiều nơi khác nhau nên trước tiên mình phải biết cách tự bảo vệ mình”, một nhân viên bán hàng trên đường Phạm Ngũ Lão chia sẻ. Nhân viên này nói thêm rằng khách hàng nên thông cảm, cũng như tôn trọng mọi người xung quanh, quan trọng hơn phải chấp nhận các khuyến cáo của cơ quan chức năng khi “dịch bệnh vẫn đang rình rập, không biết đâu mà lần”.

Trao đổi với Thừa Thiên Huế Online, ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho rằng, tình trạng người dân có tâm lý chủ quan, lơ là không đeo khẩu trang khi đến nơi đông người thời gian gần đây là rất phổ biến. Ông Đức lưu ý người dân, đến thời điểm này, việc thực hiện tốt thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) của Bộ Y tế có vai trò quan trọng trong việc phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ bản thân cũng như người xung quanh.

“Các cơ quan, công sở hay các địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người cần lưu ý, đảm bảo nguyên tắc 5K. Với tình hình hiện tại, tuyệt đối không được lơ là trong công tác phòng, chống COVID-19”, ông Đức nói.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Giấy vệ sinh cuộn lớn và vai trò quan trọng trong hệ thống vệ sinh công cộng

Giấy vệ sinh cuộn lớn ngày càng trở nên phổ biến trong các hệ thống vệ sinh công cộng nhờ vào khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cao, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Sản phẩm này không chỉ là vật dụng thiết yếu mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì môi trường sạch sẽ và an toàn cho cộng đồng.

Giấy vệ sinh cuộn lớn và vai trò quan trọng trong hệ thống vệ sinh công cộng
Không nên lơ là, chủ quan với con trẻ

Rất nhiều bậc cha mẹ khi trông giữ con nhỏ vẫn còn lơ là, chủ quan, thiếu quan sát. Điều này tiềm ẩn nhiều vấn đề bất trắc có thể xảy ra mà không thể lường trước.

Không nên lơ là, chủ quan với con trẻ
Đừng chủ quan với mưa bão

Dù đã được tuyên truyền, cảnh báo nhưng vẫn có người chủ quan với mưa bão, nhất là sau những trận mưa bão đi qua. Ở đâu đó, vẫn có những hậu quả đau lòng, những thiệt hại không đáng có.

Đừng chủ quan với mưa bão
Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Đừng chủ quan trước và sau bão, lũ

Bão số 4 và các đợt mưa lớn đã đi qua nhưng người dân không nên chủ quan trong các hoạt động sản xuất, đi lại, nhất là đánh bắt thủy, hải sản trên biển, trên sông và đầm phá.

Đừng chủ quan trước và sau bão, lũ

TIN MỚI

Return to top