ClockThứ Ba, 27/08/2024 14:38

Cảnh báo bệnh tay chân miệng vào mùa tựu trường

TTH.VN - Chiều 27/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh thông tin, toàn tỉnh hiện có 80 ca bệnh tay chân miệng (TCM). Trong số này, TP. Huế có 36 ca bệnh; Hương Thủy 16 ca; Phú Vang có 9 ca…

CDC châu Phi cảnh báo thách thức liên quan đến dịch đậu mùa khỉWHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầuChưa phát hiện tình trạng lợn bị nhiễm các loại bệnh trên địa bànTP. Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hèKiểm soát nhiễm khuẩn và điều tra dịch bệnh mở rộng tại bệnh việnDịch bệnh bạch hầu: Các ổ dịch vẫn trong tầm kiểm soátECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

Bệnh nhi mắc tay chân miệng vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế 

CDC Tỉnh tiến hành giám sát ca bệnh theo quy định và gửi mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, song chỉ có 1 trường hợp cho kết quả dương tính với Coxsackievirus A16. Theo Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Ký sinh trùng - Côn trùng CDC tỉnh, hiện chưa phát hiện chủng vi rút gây bệnh nặng trên địa bàn. Tuy nhiên, ngành chức năng vẫn bám sát, theo dõi, cập nhật tình hình bệnh TCM theo phần mềm của Bộ Y tế.

Thời gian qua, Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Trung ương Huế cũng tiếp nhận điều trị các trường hợp bệnh TCM, trong đó có ca bệnh nặng phải chuyển vào hồi sức tích cực.

Theo đánh giá chung, số ca mắc TCM rải rác, không tăng so với các năm. Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn lưu ý: Hiện bắt đầu mùa tựu trường nên cần khuyến cáo về phòng chống TCM ở các trường học và tăng cường truyền thông trong người dân nhằm nâng cao nhận thức. Bệnh này lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Vi rút bệnh tồn tại trong dịch hắt hơi, nước bọt, sổ mũi, dịch vỡ bóng nước trên da…

Biểu hiện bệnh TCM thường gặp ở trẻ nhỏ là loét miệng vùng hầu họng, môi, lưỡi... kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi bởi với chủng bệnh TCM nặng, có thể dẫn đến các biến chứng viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

Ngành Y tế khuyến cáo nên ăn chín, uống sôi; rửa tay thường xuyên; tránh hành vi tiếp xúc gần (ôm hôn, dùng chung đồ dùng); vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi của trẻ; cách ly người bệnh…giúp phòng bệnh hiệu quả.

Từ đầu năm, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước.

Tin, ảnh: T.LINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới

Trong 2 ngày 25 và 26/11, tại TP. Huế, Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới

TIN MỚI

Return to top