ClockThứ Tư, 15/09/2021 09:30

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19

Các nhà khoa học cho rằng chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc COVID-19 cũng như mức độ nghiêm trọng nếu mắc bệnh.

Hướng dẫn chế độ ăn uống mới của Hoa Kỳ: Không kẹo, bánh ngọt cho trẻ nhỏHơn 80 người Ấn Độ chết vì uống rượu lậuBứt phá trên các lĩnh vực để xây dựng Huế trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ươngĂn nhưng phải đẹpNước uống từ nguyên liệu thiên nhiênChế độ ăn uống nghèo nàn dẫn đến 11 triệu ca tử vong toàn cầuXây dựng chế độ ăn uống bền vững để cứu thế giới

Người dân lựa chọn thực phẩm tại một cửa hàng ở Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong một công bố mới đây, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) của Mỹ phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực vật có ít nguy cơ mắc COVID-19 hơn và nếu mắc thì các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với những người khác.

Nghiên cứu do Tiến sĩ Jordi Merino, chuyên gia tại Khoa Đái tháo đường và Trung tâm Y học hệ gene thuộc MGH, đồng thời là giảng viên y khoa tại Trường Y Harvard, đứng đầu. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gut.

Trong công trình nghiên cứu, Tiến sĩ Merino và các cộng sự đã xem xét dữ liệu của 592.571 tình nguyện viên tham gia được tuyển chọn từ ngày 24/3/2020 và theo dõi đến ngày 2/12/2020. Để đánh giá hiệu quả của chế độ ăn, các chuyên gia sử dụng Thang điểm đánh giá chế độ ăn dựa trên thực vật chủ yếu gồm các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau củ. Có 31.831 tình nguyện viên đã mắc COVID-19 trong thời gian  tham gia nghiên cứu. Các chuyên gia nhận thấy, những người thuộc nhóm 25% có điểm số cao nhất có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn 9% và nguy cơ tiến triển bệnh nặng thấp hơn 41% so với nhóm 25% có điểm số thấp nhất.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị thực hiện chế độ ăn lành mạnh để giảm nguy cơ mắc COVID-19 hoặc bệnh chuyển biến nặng nếu mắc. Theo các nhà nghiên cứu, việc cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm lành mạnh và thực hiện các chính sách nhằm giải quyết các yếu tố xã hội có thể tác động đến sức khỏe có thể giúp giảm gánh nặng của đại dịch COVID-19.

Trước đó, kết quả công trình nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 6 trên tạp chí BMJ Nutrition, Prevention & Health cũng cho thấy người có chế độ ăn dựa trên thực vật nếu mắc COVID-19 ít có nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc trung bình. Qua khảo sát hơn 2.800 cơ sở y tế tại 6 quốc gia, các nhà nghiên cứu nhận thấy chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giúp giảm 73% nguy cơ mắc bệnh nặng. Đối với những người ăn cá nhưng không ăn thịt đỏ hoặc thịt gia cầm, nguy cơ mắc COVID-19 ở mức độ nặng giảm 59%.

Các chuyên gia lưu ý chế độ ăn chay cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch. Trong khi đó, cá chứa nhiều vitamin D và chất béo omega-3 axit, có đặc tính chống viêm.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

TIN MỚI

Return to top