ClockThứ Ba, 25/12/2018 06:15

“Cánh tay nối dài” của ngành dân số

TTH - Nâng cao việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ dân số (DS) cơ sở là việc làm thường xuyên của Chi cục Dân số/Kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) tỉnh.

Người cán bộ dân số nhiệt huyết

Tuyên truyền chính sách dân số cho người dân ven biển, đầm phá

Chị Phan Thị Lan, cán bộ chuyên trách dân số (DS) xã Vinh Thái (Phú Vang) là người có nhiều năm gắn bó ở địa phương. Bằng sự nỗ lực và tâm huyết, chị Lan góp phần đưa xã Vinh Thái nhiều năm liền đi đầu trong công tác DS ở địa phương. Chị chia sẻ, do có thâm niên công tác nên hiểu rõ những khó khăn của “nghề dân số”. Ngoài tận tụy với công việc, yếu tố quyết định đến thành công của công tác DS là những kinh nghiệm, kỹ năng cần có trong quá trình tiếp cận, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền vận động người dân để họ thay đổi nhận thức, hành vi, từ đó thực hiện tốt các chủ trương, chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

Chính vai trò, chức năng quan trọng của cán bộ DS, hàng năm, các huyện, thị xã tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ. Mỗi huyện, thị thường tổ chức 2-3 lớp/ năm; có huyện nhận thấy nhu cầu cần thiết lồng ghép tổ chức 4-5 lớp/năm cho cán bộ, CTV DS. Bác sĩ Trần Hùng Lĩnh, Trưởng phòng DS/KHHGĐ, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền chia sẻ, mỗi năm, trên cơ sở hướng dẫn của ngành DS/KHHGĐ tỉnh, đơn vị phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức 2-3 lớp tập huấn, bồi dưỡng cung cấp thông tin, nói chuyện chuyên đề DS cho nhiều thành phần tham gia, trong đó trực tiếp là cán bộ chuyên trách và CTV DS các thôn, khóm, cụm dân cư. Ngoài việc cung cấp kiến thức về DS, KHHGĐ, CSSKSS; phương pháp truyền thông, vận động người dân thực hiện chính sách DS, đơn vị chú trọng triển khai các nội dung, thông tin liên quan về chính sách DS hiện nay; trong đó tập trung nhiều nội dung về truyền thông nâng cao chất lượng DS, như sàng lọc trước, sơ sinh; chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh… Qua đó, cán bộ chuyên trách, CTV DS áp dụng thực tế hoàn thành tốt công việc.

Toàn tỉnh có 152 cán bộ chuyên trách và 2.090 CTV DS đang làm việc tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn. Họ là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của công tác DS/KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo đánh giá của Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh, cán bộ chuyên trách và CTV DS là “chân rết”, là “cánh tay” nối dài của ngành DS vì hầu hết đều là người địa phương, gần dân, sát cơ sở, hiểu được các phong tục, truyền thống văn hóa từng địa bàn, dân cư nên phát huy tốt vai trò truyền thông, vận động Nhân dân thực hiện các chính sách DS/KHHGĐ. Hàng năm, Chi cục thường xuyên mở từ 10 -12 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp cho cán bộ DS cơ sở và các cán bộ ban ngành liên quan. Trong năm 2018, Chi cục tổ chức 11 lớp tập huấn, cung cấp thông tin, nói chuyện chuyên đề cho hơn 1.000 lượt học viên là cán bộ chuyên trách các xã, phường, thị trấn và CTV DS. Nội dung các buổi tập huấn, như bồi dưỡng kỹ năng về công tác thống kê DS; công tác CSSKSS; các kỹ năng truyền thông, tư vấn, vận động, giáo dục thay đổi hành vi về DS/KHHGĐ…

Tuy vậy, công tác DS/KHHGĐ hiện vẫn còn nhiều vấn đề mới cần giải quyết như quy mô dân, cơ cấu dân số thiếu ổn định và có sự khác biệt giữa các địa phương, vùng, miền; mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên  còn cao so mặt bằng chung nhiều địa phương khác; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh có sự chệnh lệch…

Giải quyết những khó khăn trên, việc nâng cao năng lực, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, CTV DS cần được ban ngành chức năng quan tâm hàng năm. Lãnh đạo chính quyền các cấp, trong đó, ngành y tế cần tham mưu cấp thẩm quyền có cơ chế, chính sách thỏa đáng phù hợp thực tế cho cán bộ dân DS, hỗ trợ cho đội ngũ CTV DS thôn, bản, các khu dân cư; có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những người làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về DS/ KHHGĐ để khuyến khích họ gắn bó lâu dài với công việc. 

Bài, ảnh: Đức Hy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168

Ngày 10/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã triển khai đồng loạt các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168
Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội

Chiều 9/12, Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Trường tiểu học Thuỷ Xuân (TP. Huế) tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 60 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 800 người tham gia.

Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội
Diễu hành xe tuyên truyền “Đưa thông tin về cơ sở”

Sáng 9/12, đoàn xe tuyên truyền của các huyện Phú Lộc, Nam Đông, Phú Vang, thị xã Hương Thủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức diễu hành chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế (15/12/1964 - 15/12/2024).

Diễu hành xe tuyên truyền “Đưa thông tin về cơ sở”

TIN MỚI

Return to top