ClockThứ Hai, 11/11/2024 16:47

Giao lưu văn hóa ẩm thực Tết cổ truyền Việt Nam - Nhật Bản

TTH.VN - Ngày 11/11, Trường cao đẳng Du lịch Huế phối hợp với Hội hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu văn hóa ẩm thực Tết cổ truyền Việt Nam - Nhật Bản.

20 đội thi tranh tài cuộc thi tìm kiếm sứ giả ẩm thực HuếHình thành nhiều sản phẩm du lịch mớiChâu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giớiPhát triển kinh tế đêm giàu bản sắc văn hóa HuếCơm nhà lam Huế

 Giới thiệu ẩm thực đặc trưng của Việt Nam đến các chuyên gia ẩm thực Nhật Bản

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng không chỉ vì sự cầu kỳ, tinh tế trong cách chế biến, bài trí món ăn mà còn bởi chất lượng, sự an toàn cùng hương vị riêng của món ăn mang lại. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản nổi bật với những món ăn đơn giản hóa cách chế biến, nhưng vẫn rất tinh tế, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng cũng như nhiều quy chuẩn ăn uống độc đáo.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam cơ bản được chia ra thành ba miền Bắc - Trung – Nam. Mỗi một vùng miền tạo ra những đặc trưng, hương vị riêng; trong đó, ẩm thực Huế vẫn còn lưu giữ những giá trị tinh túy, cầu kỳ và độc đáo, như ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian và ẩm thực chay. Đặc biệt, ẩm thực dân gian xứ Huế không đơn thuần là món ăn, mà còn là lối sống, suy nghĩ, tâm tình, sự sáng tạo của con người Huế theo dòng chảy thời gian về cách chế biến và cách thưởng thức vô cùng đa dạng.

Chương trình tọa đàm, giao lưu văn hóa ẩm thực Tết cổ truyền Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức với sự tham dự và chia sẻ của chuyên gia ẩm thực hai nước là dịp kết nối và lan tỏa tinh hoa, văn hóa ẩm thực Tết cổ truyền của Huế, của Việt Nam và Nhật Bản; góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai quốc gia.

Thông qua chương trình còn hướng đến tăng cường quảng bá thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” của Việt Nam trên tiến trình đưa Huế trở thành một trong những thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực vào năm 2025.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top