ClockThứ Năm, 25/01/2024 18:29

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tập huấn đóng gói, di chuyển hiện vật

TTH.VN - Trước khi di dời trụ sở từ Di tích Quốc Tử Giám bên trong Kinh thành Huế về địa chỉ mới 268 Điện Biên Phủ (TP. Huế), Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế chiều 25/1 đã mời chuyên gia tổ chức tập huấn đóng gói, di chuyển hiện vật cho cán bộ, nhân viên bảo tàng.

Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàngBảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế sẽ dời về địa chỉ mới sau Tết Giáp Thìn 2024Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiếp nhận gần 80 tư liệu, hiện vật

TS. Đinh Thị Hồng hướng dẫn quy trình đóng gói hiện vật

Tại buổi tập huấn, TS. Đinh Thị Hồng (chuyên gia bảo quản hiện vật, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật công nghệ bảo tồn di sản, Hà Nội) đã hướng dẫn các kỹ năng phân loại chất liệu, hiện vật, cấu tạo, hình thù, hình dáng; quy trình đóng gói sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho từng hiện vật; lên phương án cho quá trình di chuyển….

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang lưu giữ, bảo quản hơn 32.000 tài liệu, hiện vật với các chất liệu như kim loại, sành sứ, gốm, mộc, vải, giấy, đá, da, nhựa, bông, sợi, phim, ảnh tư liệu... Đây được xem là khối lượng hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa quan trọng đối với lịch sử của địa phương, được tích lũy qua các thời kỳ chuyển giao và trong quá trình phát triển của bảo tàng.

Trước đó, ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho hay, việc di dời bảo tàng sẽ tiến hành sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sau 40 năm “ở nhờ” Di tích Quốc Tử Giám.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

TIN MỚI

Return to top