ClockThứ Ba, 21/11/2023 16:00

“Thắm” - Sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ

TTH.VN - “Thắm” là triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ do Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức từ ngày 19/11 đến 3/12 tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội. Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023.

Trúc Chỉ - vì một giá trị văn hóa đậm tính ViệtTrúc Chỉ trong những ngôi nhà Việt

Không gian trưng bày của triển lãm. Ảnh: Trúc Chỉ Garden

Triển lãm giới thiệu đến công chúng 79 tác phẩm, chia thành 18 chuyên đề trưng bày theo: Không gian “Hành trình Trúc chỉ” (Chia sẻ về các thành tựu đã đạt được trên từng giai đoạn hoạt động của Trúc chỉ); không gian “Nghệ thuật Trúc chỉ” (Trưng bày tác phẩm của 9 họa sĩ Trúc chỉ nhiều thời kỳ); không gian mỹ thuật ứng dụng (Trưng bày sắp đặt các tác phẩm ứng dụng của kỹ thuật đồ họa Trúc chỉ, các nghệ phẩm ứng dụng độc bản, riêng biệt); không gian Thiền trà (Nơi người yêu nghệ thuật dừng lại, thưởng trà, ngắm tranh và chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc về Trúc chỉ).

“Thắm” thể hiện sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ thông qua khả năng, biểu hiện, phạm vi sáng tạo và sự thích ứng với đời sống đương đại mà Trúc chỉ đã đạt được trong chặng đường 10 năm qua. Đây là dịp Trúc chỉ giới thiệu các họa sĩ tài năng của mình, đặt dấu mốc cho hành trình 10 năm tiếp theo cùng nghiên cứu phát triển, đưa Trúc chỉ trở thành một giá trị văn hóa mới của Việt Nam. 

 Người xem tương tác cùng tác phẩm. Ảnh: Trúc Chỉ Garden

Các hoạt động chính của sự kiện bao gồm triển lãm, tọa đàm và workshop, nơi người yêu nghệ thuật vừa được thưởng lãm các tác phẩm Trúc chỉ, vừa có cơ hội trò chuyện và trải nghiệm giá trị của loại hình nghệ thuật này thông qua các hoạt động tương tác với chất liệu, kỹ thuật.

Các tác phẩm của nghệ thuật Trúc chỉ được chế tác hoàn toàn thủ công theo tôn chỉ “Thẩm mỹ - giáo dục - xã hội”. Nghệ thuật mới này đã khởi nguồn bởi các phương pháp truyền thống, sau đó sáng tạo ra kỹ thuật đồ họa Trúc chỉ từ ý niệm chủ đạo: “Mang thêm cho giấy một khả năng, thoát khỏi thân phận làm “nền” để trở thành một tác phẩm tự thân, độc lập”. Trúc Chỉ được sinh ra để tôn vinh giá trị của lòng tri ân và tính nhân văn một cách sáng tạo qua ngôn ngữ nghệ thuật đậm tính Việt.

“Thắm” là triển lãm thứ hai của Trúc chỉ trong năm 2023, sau triển lãm “Năng” tại Đà Nẵng vào tháng 7/2023. Mỗi một sắp đặt trong triển lãm này đều có tính đối thoại với di sản, với không gian văn hóa nên đồng thời cũng là cơ hội nâng cao giá trị nghệ thuật, kiến trúc, di sản.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
Trung Quốc và “chuyến lưu diễn” của triển lãm về các vị thần Hy Lạp

“Vì vinh quang của Hy Lạp và sự hùng vĩ của Rome”, các bức tượng và hiện vật đại diện cho vẻ đẹp huyền thoại trong câu nói nổi tiếng của nhà văn Edgar Allan Poe về các vị thần Hy Lạp sẽ chính thức bắt đầu được trưng bày trong triển lãm vòng quanh Trung Quốc từ ngày 1/1/2025.

Trung Quốc và “chuyến lưu diễn” của triển lãm về các vị thần Hy Lạp
“Khát vọng Thái Hòa”

Bên trong điện Thái Hòa - “trái tim” của Hoàng cung Huế, triển lãm “Khát vọng Thái Hòa” đưa du khách đắm mình trong hành trình khám phá chiều sâu lịch sử và chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa vượt thời gian.

“Khát vọng Thái Hòa”
Háo hức chờ… đếm ngược

Thời tiết đẹp, trời lạnh nhưng không mưa nên hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt từ rất sớm để chờ đợi được hòa mình vào chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025. Sự háo hức của hàng ngàn khán giả hơn hẳn mọi năm bởi đây cũng là thời điểm họ sẽ đếm ngược đến giây phút Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương.

Háo hức chờ… đếm ngược
"Đại sư phụ" nghệ thuật nhà mồ

Người Cơ Tu tại huyện Nam Đông luôn tự hào về lớp nghệ nhân tài hoa, những người vẫn giữ ngọn lửa đam mê với nghề điêu khắc nhà mồ. Ông Phạm Xuân Tin (thôn 4, xã Thượng Long) được xem là “đại sư phụ” của nghệ thuật này.

Đại sư phụ nghệ thuật nhà mồ

TIN MỚI

Return to top