ClockChủ Nhật, 23/07/2023 15:33

Trúc Chỉ - vì một giá trị văn hóa đậm tính Việt

TTH - “Năng” là tên một cuộc triển lãm Trúc Chỉ, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng ngày 14/7 do Công ty TNHH MTV Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam tổ chức. “Năng” cũng là mở đầu cho chuỗi triển lãm kỷ niệm 10 năm Trúc Chỉ hình thành, cùng với “Thắm” (tại Hà Nội) và “Hợp” (TP. Hồ Chí Minh) tới đây. Dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Ngô Đình Bảo Vi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam về hành trình 10 năm của Trúc Chỉ, khởi nguồn từ Huế.

Nghệ thuật Trúc Chỉ đưa tác phẩm đến với công chúng Đà Nẵng

leftcenterrightdel
 Họa sĩ Ngô Đình Bảo Vi

Thưa bà, Trúc Chỉ đã có hành trình 10 năm. Vậy trong 10 năm qua, Trúc Chỉ đã làm được, tạo dựng được những giá trị gì?

Như nhiều người đã biết, Trúc Chỉ ra đời tại Huế, sau quá trình nghiên cứu và thực hành khá dài của họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Trường đại học Nghệ thuật Huế, bắt đầu từ một triển lãm cá nhân năm 2012 của anh. Và tại cuộc triển lãm này, dịch giả Bửu Ý đã đặt cho loại hình Giấy - Nghệ thuật này tên gọi Trúc Chỉ với hàm ý: “Trúc Chỉ là tên gọi văn hoa của loại Giấy - nghệ thuật, nghệ - thuật - Giấy Việt mới và hình ảnh tre trúc trong tên gọi là biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt”.

Từ năm 2013, dưới sự dẫn dắt của họa sĩ Phan Hải Bằng, tôi cùng đội ngũ thành lập Công ty TNHH MTV Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam nhằm tạo nền tảng cho sự hoạt động chuyên nghiệp. Sau 10 năm, hiện đang hoạt động với pháp nhân Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam.

leftcenterrightdel

leftcenterrightdel
 Tác phẩm của “Năng” 

Hành trình 10 năm này khi nhìn lại quả thực khá gian nan. Hai năm đầu tiên là khoảng thời gian chúng tôi tập trung dò tìm phương hướng. Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra: Nên đi theo con đường nào? Mỗi con đường ấy sẽ dẫn đến đâu?... Sau đó, với tâm niệm “Thẩm mỹ - Giáo dục - Xã hội”, chúng tôi đặt mình vào vị trí của người nghệ sĩ nên tất cả mọi con đường mà chúng tôi đi đều hướng về cái đích chính là thẩm mỹ.

Đến năm 2014, việc gặt hái hàng loạt giải thưởng tầm quốc gia như: Giải Ba triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc; giải thưởng tại Festival Nghệ thuật Trẻ toàn quốc… đã củng cố niềm tin của chúng tôi về con đường mà Trúc Chỉ chọn - con đường “Xây dựng Trúc Chỉ trở thành một giá trị văn hóa của Việt Nam”.

Một dấu ấn lớn khác khiến chúng tôi vô cùng cảm động là việc được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chọn tranh Trúc Chỉ làm quà tặng khi Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm Huế vào năm 2017. Đây là sự công nhận rất lớn sau những nỗ lực xây dựng Trúc Chỉ với Huế là quê hương. Tại Vườn Trúc Chỉ, chúng tôi đã đặt cột mốc Trúc Chỉ Km0 làm gốc để hệ sinh thái Trúc Chỉ sẽ từ đó vươn xa.

Vậy, hành trình tiếp theo của Trúc Chỉ là gì thưa bà, 10 năm tới chẳng hạn?

Từ dấu mốc 10 năm thành lập này, chúng tôi nhìn thấy hành trình tương lai của mình còn rất dài và chúng tôi rất cần sự giúp sức của cộng đồng để có thể đạt được các giá trị nhân văn, hạnh phúc. Việc cần làm tiếp theo của Trúc Chỉ sẽ là “Kiến tạo một tổ chức về nghệ thuật chú trọng lưu giữ văn hóa thông qua lễ tiết, không gian xưa truyền thống của Huế”.

Vùng không gian này là nơi mà mọi thành viên của Trúc Chỉ, và bất kỳ ai đến đều nhận thấy đây chính là môi trường mà họ có thể nghiên cứu và phát triển mọi ý tưởng: Nghệ sĩ thì sáng tạo tác phẩm, người làm nhân sự có thể phát triển các triết lý công việc; người bán hàng có những ý tưởng được hỗ trợ thực hiện kể cả “điên rồ” nhất; còn khách hàng thì cảm thấy an lành ngay từ bước chân đầu tiên đặt vào vùng đất này.

Quan trọng nhất là chúng tôi sẽ liên tục phát triển Trúc Chỉ thành một công nghệ trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu khoa học ban đầu.            

Trở lại với triển lãm vừa khai mạc ở Đà Nẵng, vì sao triển lãm có tên là “Năng”? Và vì sao “Năng” không bắt đầu ở đại bản doanh là Huế?

Với “Năng”, chúng tôi gửi đến người thưởng lãm một cái nhìn toàn cảnh hệ sinh thái Trúc Chỉ, những khả năng biểu hiện qua sự sáng tạo của các họa sĩ làm việc tại Trúc Chỉ nhiều năm qua. Từ đó, chúng tôi mong đợi công chúng sẽ có cách hiểu, cách nhìn đầy đủ, sâu sắc về thương hiệu và kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ. Trúc Chỉ không phải là “giấy tre”, cũng không phải là câu chuyện nguyên liệu. Trúc Chỉ là câu chuyện được xây dựng vì một giá trị văn hóa mang đậm tính Việt Nam.

“Năng” hàm nghĩa chúng tôi đang ở trong một bối cảnh năng động và giàu năng lượng. Sau nhiều năm xây dựng, chúng tôi đang hướng đến việc dần chuyển giao cho thế hệ sau bằng việc thiết kế lộ trình nhằm đạt được những giá trị mà chúng tôi hướng đến. Ngoài ra, Đà Nẵng có lợi thế hơn nhiều địa phương miền Trung khác vì có Bảo tàng Mỹ thuật với đầy đủ công năng trưng bày mà chúng tôi cần.

Vậy sau “Năng”, các triển lãm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngoài khác tên gọi thì còn có nội dung gì khác “Năng” ở Đà Nẵng?

Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi triển lãm nhằm kỷ niệm 10 năm hành trình tại Hà Nội (Thắm) và TP. Hồ Chí Minh (Hợp). Mỗi nơi, chúng tôi sẽ đẩy một nhóm sáng tạo làm trung tâm. Suy cho cùng, khả năng ứng biến và phù hợp với hoàn cảnh cũng chính là điều đã giúp Trúc Chỉ phát triển đến ngày nay, như thông điệp “Một tiếp biến truyền thống trong bối cảnh đương đại” của thời kỳ qua.

Sau hơn 10 năm phát triển, sáng tạo đến nay Nghệ Thuật Trúc Chỉ Việt Nam với sự làm mới liên tục của đội ngũ, đã khai thác được rất nhiều biểu hiện về kỹ thuật, đề tài, ứng dụng của nghệ thuật Trúc Chỉ thông qua các tác phẩm. Xin bà nói cụ thể hơn về ý này?

Thành tựu đáng để chia sẻ nhất sau 10 năm sáng tạo có lẽ là chúng tôi đã xây dựng được hệ thống kiến trúc thương hiệu thông qua kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ gồm: Tranh nghệ thuật với kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ; Trúc Chỉ - Tín niệm Tường Minh: các tác phẩm mang tinh thần tín ngưỡng dân gian; Nghệ phẩm: các sản phẩm phụ kiện chế tác từ Trúc Chỉ; Quà tặng: được chế  tác từ Trúc Chỉ với phong cách 2D, 3D. Dòng sản phẩm nội thất Trúc Chỉ: bình phong, bàn trà, thiền trà, tủ… Giấy Trúc Chỉ dùng cho sáng tạo…

Xin cám ơn bà!

Hoàng Văn Minh (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản

Trong bức tranh toàn cảnh về người Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, làm nổi bật các đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan cũng như các hệ tri thức bản địa. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra trong quá trình xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở vùng Nam Đông, huyện Phú Lộc, TP. Huế”.

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản
Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng

Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến A Lưới nhiều người vẫn ái ngại vì dịch vụ lưu trú ở huyện vùng cao còn quá nghèo nàn và thiếu thốn. Thế nhưng hôm nay, khi quay lại A Lưới, mọi người đều bất ngờ với sự thay đổi ngoạn mục, chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây phát triển vượt bậc. Những cảnh quan nhiên, như suối A Nor (Hồng Kim), Par Le (Hồng Hạ)… được đầu tư, đánh thức. Các khu homestay, farmstay… mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt du lịch, biến A Lưới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng
Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực

Tổ hợp trải nghiệm văn hóa - ẩm thực - quà tặng đặc sản kinh đô nằm ở tầng 1, tòa nhà Sốngcentre Huế (khu A2 Khu thương mại Hùng Vương, đường Bà Triệu, quận Thuận Hóa) vừa chính thức khai trương, mở cửa đón người dân và du khách vào chiều 19/4.

Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực
Lan tỏa Tủ sách Huế & văn hóa đọc trong học đường

Để lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế và văn hóa đọc trong học đường, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tổ chức các hoạt động giới thiệu Tủ sách Huế ở các trường học. Báo Huế ngày nay đã có cuộc trò chuyện với ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố về những hoạt động này.

Lan tỏa Tủ sách Huế  văn hóa đọc trong học đường

TIN MỚI

Return to top