ClockThứ Năm, 13/07/2023 09:02

Dự kiến hoàn thành phục dựng điện Kiến Trung vào cuối năm 2023

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án Phục hồi và tôn tạo điện Kiến Trung trong khu vực Tử Cấm Thành Huế được khởi công vào tháng 2/2019, đang bước vào giai đoạn trang trí hoàn thiện; dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.

Chia sẻ nguồn tư liệu di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn tại PhápHội họa với nghệ thuật diễn xướng cung đình"Thần Kinh Nhị Thập Cảnh" qua thư pháp Truyền thừa của Đài Loan (Trung Quốc)Hơn 60 tác phẩm vẽ về nghệ thuật diễn xướng cung đình

leftcenterrightdel
Điện Kiến Trung đang được hoàn thiện phần trang trí.  

Việc phục dựng lại ngôi điện Kiến Trung từ một phế tích có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa thế giới đã được UNESCO vinh danh.

Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923. Đây là nơi làm việc, sinh hoạt của hai vị vua triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Điện là một trong năm công trình kiến trúc chính, có quy mô lớn nằm trên trục Dũng đạo của Hoàng cung Huế, cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái. Năm 1947, do ảnh hưởng của chiến tranh, bom đạn, điện Kiến Trung bị phá hủy gần như hoàn toàn, trở thành phế tích, đến nay chỉ còn nền móng.

Điện Kiến Trung được đầu tư xây dựng, gồm các hạng mục như: tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14 m, diện tích xây dựng khoảng 975 m2; các công trình nhỏ xung quanh như: đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh; bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng.

Ngôi điện này hội đủ những đặc điểm của một công trình mang phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu. Đây là công trình tiêu biểu quan trọng, đánh dấu một giai đoạn độc đáo và đặc sắc bổ sung cho kiến trúc truyền thống cung đình Huế.

leftcenterrightdel
Điểm nhấn của điện Kiến Trung chính là các họa tiết hoa văn độc đáo bên ngoài được khảm sành sứ với nhiều màu sắc, chủ đề trang trí sinh động khác nhau. 

Điểm nhấn của điện Kiến Trung chính là các họa tiết hoa văn độc đáo bên ngoài được khảm sành sứ với nhiều màu sắc, chủ đề trang trí sinh động khác nhau, tạo lên phần hồn cho công trình. Công việc khảm sành sứ đã được thực hiện được khoảng 80% tiến độ, với sự tham gia của nhiều nghệ nhân dân gian có tay nghề cao trong lĩnh vực này. Các họa tiết trang trí trên tường, trần nhà trong từng căn phòng của điện Kiến Trung đang được các họa sĩ tỉ mỉ vẽ lại theo những tài liệu xưa. Hiện nay, hạng mục chính lầu Kiến Trung với kết cấu bê tông cốt thép đã hoàn thành xong phần thô, lợp mái ngói men hoàng lưu ly và trang trí phần con giống phía trên.

Công trình hoàn thành sẽ tạo thêm một điểm tham quan hấp dẫn mới cho du khách trong nước và quốc tế khi đến Hoàng cung Huế.

Qua 30 năm, từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới (1993), Quần thể Di tích Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ để triển khai các dự án phục dựng điện Cần Chánh và Đại Cung Môn nằm trên trục Dũng đạo của Hoàng cung Huế, góp phần từng bước lấy lại diện mạo của các cung điện quan trọng, nhằm gìn giữ một Cố đô Huế cổ kính, tráng lệ cho thế hệ hôm nay và mai sau. 

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hành trình gốm Việt” tại Đại Nội Huế

Chiều 26/4, tại không gian trưng bày tầng 2, điện Kiến Trung - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Hành trình gốm Việt". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2025 và Năm Du lịch quốc gia 2025.

“Hành trình gốm Việt” tại Đại Nội Huế
FAO ra mắt sáng kiến mới giúp cải thiện giám sát phục hồi hệ sinh thái

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa ra mắt Sáng kiến Tăng tốc giám sát đổi mới sáng tạo để phục hồi thiên nhiên (AIM4NatuRe), một sáng kiến mới với 7 triệu bảng Anh từ Vương quốc Anh nhằm cải thiện hoạt động giám sát và báo cáo các nỗ lực phục hồi hệ sinh thái toàn cầu.

FAO ra mắt sáng kiến mới giúp cải thiện giám sát phục hồi hệ sinh thái
Tăng cường phối hợp thực hiện tư vấn, phản biện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố (Liên hiệp Hội) tổ chức tọa đàm - hội thảo khoa học "Xây dựng Quy chế phối hợp với các hội thành viên thực hiện tư vấn, phản biện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế trong tình hình mới". Tọa đàm - hội thảo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ góp ý các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tăng cường phối hợp thực hiện tư vấn, phản biện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top