ClockThứ Tư, 13/04/2022 14:47

Chọn 52 mặt nạ tuồng tiêu biểu làm mẫu chế tác phục vụ Festival Huế và sản phẩm lưu niệm

TTH.VN - Ngày 13/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN do Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ "Ứng dụng hồ sơ khoa học cấp cơ sở mặt nạ Tuồng Huế vào chế tác mặt nạ Tuồng phục vụ Festival Huế" do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chủ trì thực hiện.

Gặp người kẻ mặt nạ cho tuồng HuếNgôn ngữ trong mặt nạ tuồng HuếXét chọn 9 đề tài, công trình để tặng Giải thưởng Cố đô về khoa học công nghệKết nối truyền thông khoa học và công nghệ

Hội đồng KH&CN nghiệm thu và đánh giá đề tài nghiên cứu có tính sáng tạo, thực tiễn và hiệu quả

Nhóm nghiên cứu đã chọn 52 mặt nạ tiêu biểu trong tổng số 152 mặt nạ của hồ sơ "Mặt nạ Tuồng Huế" để triển khai chế tác với tiêu chí đa dạng đặc trưng của từng loại hình nhân vật. 52 mặt nạ được chế tác trên 2 chất liệu và 2 kích cỡ khác nhau, dùng để trưng bày, làm cảnh trí (kích cỡ to) và dùng để đeo khi biểu diễn (kích cỡ nhỏ). Nhóm thực hiện lựa chọn mặt nạ theo tiêu chí đa dạng về thể loại nhân vật, đặc trưng về tính cách, phong phú về màu sắc và cân đối cả về giới tính và độ tuổi.

52 mặt nạ tiêu biểu sẽ phục vụ cho các kỳ lễ hội Festival Huế này cũng là cơ sở để xây dựng "Không gian trưng bày và trình diễn kỹ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế" phục vụ công tác quảng bá một cách thiết thực, sinh động và hiệu quả.

Đề tài còn giúp cho hoạt động sản xuất mặt nạ phục vụ nhiều mục đích như: làm sản phẩm lưu niệm, làm không gian trưng bày tạo điểm nhấn trong tour du lịch tham quan kinh thành Huế...

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium

Ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium tại Bệnh viện Trung ương Huế" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì thực hiện.

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium
Tuồng Huế và bảo tồn đa dạng sinh học

Sự kiện nghệ thuật kết hợp với truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học này do lớp học Cầu vồng cảm xúc tổ chức diễn ra chiều 20/10 tại không gian trải nghiệm Hue Lotus (78 Minh Mạng, TP. Huế).

Tuồng Huế và bảo tồn đa dạng sinh học
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

TIN MỚI

Return to top