ClockThứ Hai, 03/11/2014 11:25

Bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng, nhìn từ Nam Đông

TTH - Với “sứ mệnh” của mình, các nghệ nhân ở huyện miền núi Nam Đông, hăng say, tích cực “truyền lửa” cho thế hệ con cháu để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Cơ Tu.

Đã đến cái tuổi gần 80 và có hơn 60 năm gắn bó với cồng chiêng, già làng Ra Pát Gróoc ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông quý cái cồng, cái chiêng như chính bản thân mình. Đó không đơn thuần chỉ là niềm đam mê mà còn là “sứ mệnh” được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ông luôn mong muốn sớm được truyền dạy lại cho thế hệ con cháu những nét tinh hoa và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân đúc kết được khi chơi loại nhạc khí độc đáo này. Già làng Ra Pát Gróoc bộc bạch: “Mình già rồi, chân tay yếu đi nhiều, không còn linh hoạt như ngày xưa nữa. Mình mong muốn truyền lại cho con cháu biết truyền thống của dân tộc. Cái cồng, cái chiêng là nhạc cụ có từ lâu đời, nó đã gắn bó với bao chuyện vui buồn của người đồng bào Cơ Tu chúng tôi”.

Cồng chiêng là nét đẹp văn hóa truyền thống đã gắn bó với cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Cơ Tu, huyện Nam Đông nói riêng từ bao đời nay, nhưng nay nét đẹp độc đáo đó đang đứng trước nguy cơ mai một, nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi trong đời sống vật chất tinh thần của cư dân, sự thay đổi trong phương thức canh tác, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, sự bùng nổ công nghệ thông tin… Trước thực trạng đó, huyện Nam Đông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các nghệ nhân mở lớp dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu, qua đó người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ phần nào ý thức hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại nhạc khí này. Anh A Rét Châu, học viên lớp cồng chiêng thổ lộ: “Tham gia lớp học, trước hết là trách nhiệm, sau nữa là để nối tiếp truyền thống của cha ông mình. Đây là việc làm ý nghĩa, bổ ích giúp thế hệ trẻ hiểu thêm và gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Sau này, mình lại tiếp tục truyền lại cho con cháu của mình”.

Già làng Hồ Văn Vược, xã Thượng Long, cho biết thêm: “Lớp học này rất ý nghĩa, chúng tôi sẽ truyền dạy hết mình để con cháu hiểu những nét tinh hoa của cồng chiêng”.

Trước thực trạng nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Cơ Tu bị thất truyền, mai một, không được người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ quan tâm, trong đó có văn hóa cồng chiêng, những lớp truyền dạy cồng chiêng cần sớm được nhân rộng đến nhiều địa phương để người dân tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật bản sắc dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa công chiêng giữa các thế hệ, góp phần tạo sự đa dạng về văn hóa của dân tộc Cơ Tu trên địa bàn Nam Đông.

Văn Phúc – Tiến Dũng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng

Tập sách nhỏ nhắn mang tên Nỗi niềm thời áo trắng (NXB Đại học Huế) vừa ra mắt bạn đọc của tác giả Nguyên Phương thật sự ấn tượng. Cuốn sách nhỏ với những câu chuyện ngắn chứa đựng cả thế giới tâm trạng với nhiều cung bậc cảm xúc, day dứt, băn khoăn, trắc ẩn của người viết.

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà

TIN MỚI

Return to top