ClockThứ Tư, 15/08/2018 14:43

WHO: Bất ổn chính trị làm trầm trọng hơn đại dịch Ebola ở Congo

TTH.VN - Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại ngày càng lớn về Beni và Mangina – hai khu vực hiện đang là trung tâm bùng phát đại dịch Ebola của Congo.

WHO: Chiến dịch phòng chống Ebola ở Congo đạt nhiều kết quả tích cựcCongo ghi nhận trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên sau hơn 1 tuầnWHO: Cảnh báo từ trường hợp bệnh nhân Ebola trốn viện tử vongEbola trở lại Tây Phi lần thứ 9, 25 người đã thiệt mạngWHO họp khẩn về đợt bùng phát dịch Ebola mới

Congo đau đầu với đại dịch Ebola. Ảnh: DW

Sau khi khu vực phía tây Congo vừa kết thúc đại dịch cách đây một tháng, khu vực phía Đông cũng chính thức bùng phát dịch với tính chất trầm trọng hơn. Trong đó, vị tổng giám đốc cho rằng, bất ổn an ninh đang là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến việc xuất hiện và lây lan Ebola. Bắt đầu từ tháng một, tình hình chiến sự, xung đột tại khu vực phía Đông Congo ngày càng tăng, nhất là khi khu vực này chứng kiến khoảng hơn 120 vụ bạo lực, bao gồm cả giết người và bắt cóc...

Đề cập tới khu vực mà các nhóm vũ trang đang hoạt động, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, đây rất có thể là nơi nương náu của một ổ virus. Một lần nữa tiến sĩ khẳng định: “Chúng ta rất khó để tiếp cận với khu vực này và người dân sinh sống tại đây cũng rất khó khăn để tiếp cận với các gói viện trợ mà các tổ chức cung cấp”.

Trước vấn nạn này, đại diện cho cơ quan chức năng, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các tổ chức quốc tế cần chung tay hành động, đảm bảo khả năng tiếp cận của các nguồn viện trợ đến những vùng sâu, vùng xa đang tồn tại xung đột nghiêm trọng. Ngoài ra, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng kêu gọi các bên tham chiến nhanh chóng chấm dứt tình trạng thù địch để ngăn ngừa tối đa khả năng lây lan virus nguy hiểm cho tất cả mọi người.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh WHO và Bộ Y tế Congo chỉ ra rằng ở Beni và Mangina có đến 57 trường hợp nghi ngờ và đã xác nhận nhiễm Ebola, trong đó có 41 ca tử vong – cao hơn so với giai đoạn Ebola bùng phát tại tỉnh Equateur, với 53 ca và 29 trường hợp tử vong.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top