ClockThứ Hai, 10/10/2016 06:19

Thủ tướng Đức công du châu Phi nhằm ngăn chặn dòng người di cư

TTH.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 9/10 cảnh báo châu Phi đang "chảy máu chất xám", khi bà đang có chuyến công du kéo dài 3 ngày đến châu lục này. Chuyến thăm tập trung vào an ninh và ngăn chặn dòng người di cư đến châu Âu.

Tái kiểm soát biên giới châu Âu khiến Đức mất hàng tỷ USDODI: Hơn 40% người nghèo nhất thế giới năm 2030 là trẻ em châu PhiHàng nghìn người tị nạn ở Đức muốn tự nguyện trở về quê hươngThủ tướng Đức bảo vệ chính sách tị nạn 'mở cửa'Đức ước tính đón tối đa 300.000 người tị nạn trong năm 2016

Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita (thứ 2 từ phải sang) đi bộ với Thủ tướng Đức Angela Merkel (bên phải), sau khi bà Merkel đến sân bay ở Bamako, Mali hôm 9/10. Ảnh: AP

Bà Merkel cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải "thiết lập hợp tác chặt chẽ" trong chính sách phát triển và hỗ trợ quân sự ở Mali, nơi dừng chân đầu tiên trong chuyến công du.

"Quân đội không thể một mình mang lại an ninh và hòa bình", Thủ tướng Đức nhấn manhtrong một cuộc họp báo với Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita.

Trước đó trong tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, công nhân lành nghề đã rời khỏi khu vực cận Sahara của châu Phi với số lượng ngày càng tăng nhanh chóng, dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" và gây thiệt hại lâu dài cho xã hội.

Theo IMF, số lượng người di cư từ vùng cận Sahara đến sống ở các nước phát triển có thể tăng từ khoảng 7 triệu người trong năm 2013 lên 34 triệu người vào năm 2050.

Phát biểu trên tuần báo Đức Die Zeit, Thủ tướng Merkel cho rằng, nỗ lực mang lại tính ổn định hơn cho châu Phi và cải thiện điều kiện sống trên lục địa này sẽ giúp làm giảm số lượng người tìm cách bỏ đi.

Trong khi đó, ông Ibrahim Boubacar Keita cam kết sẽ cố gắng hạn chế số lượng người di cư đến châu Âu.

"Chúng tôi muốn giới trẻ của chúng tôi ở đây hơn là chết đuối trên Địa Trung Hải", ông Ibrahim Boubacar Keita nói và nhấn mạnh rằng, khu vực này đang "trở thành một nghĩa trang rộng mở".

Kể từ năm 2014, hơn 10.000 người di cư thiệt mạng ở Địa Trung Hải, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.

Thủ tướng Đức khẳng định, bà muốn Liên minh châu Âu (EU) và các nước Bắc Phi đạt được một mô hình thỏa thuận gây tranh cãi mà EU đã ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng người di cư đến châu Âu.

Theo thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara đồng ý trở thành bức tường chặn dòng người từ Syria cùng nhiều nơi khác đổ về châu Âu, để đổi lấy việc nhận được hàng loạt sự nhượng bộ về tài chính và chính trị.

Trong đó, quá trình xem xét để Ankara trở thành thành viên EU sẽ được tăng tốc, khoản tiền hỗ trợ người tị nạn tăng gấp đôi lên 6,8 tỷ USD và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu.

Sau chuyến thăm Mali, bà Merkel sẽ tới Niger và Ethiopia, nơi bà dự kiến đến thăm trụ sở Liên minh châu Phi tại thủ đô Addis Ababa.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

Bên cạnh những gia đình luôn tôn trọng, lưu giữ giá trị tốt đẹp từ lễ nghi cho đến các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Đó được xem như là vấn nạn nghiêm trọng.

Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc

TIN MỚI

Return to top