ClockChủ Nhật, 01/10/2017 13:31

Mỹ tổn thất 240 tỷ USD mỗi năm do thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm

TTH.VN - Một báo cáo mới đây cho thấy, tình hình thời tiết cực đoan và ô nhiễm không khí từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã khiến nước Mỹ tổn thất khoảng 240 tỷ USD/năm trong thập kỷ qua, từ đó kêu gọi Tổng thống Donald Trump làm nhiều hơn để chống lại sự biến đổi khí hậu.

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậu

Lũ lụt sau bão Harvey ở Texas, Mỹ tháng 8/2017. Ảnh: Reuters

Năm nay có thể sẽ là năm mà Mỹ phải gánh chịu thiệt hại ở mức cao kỷ lục với ước tính lên đến khoảng 300 tỷ USD do hậu quả từ các cơn bão Harvey, Irma và Maria, cùng với hàng loạt vụ cháy rừng ở các bang phía tây trong 2 tháng vừa qua.

"Các bằng chứng không thể phủ nhận được chứng tỏ rằng chúng ta càng đốt cháy nhiều nhiên liệu hóa thạch chừng nào thì sự biến đổi khí hậu càng diễn ra nhanh chừng đó", các nhà khoa học hàng đầu khẳng định trong nghiên cứu của Quỹ Sinh thái phi lợi nhuận Universal.

Theo ước tính, trong thập niên vừa qua, chi phí để chăm sóc sức khoẻ con người do ô nhiễm không khí gây ra từ nhiên liệu hóa thạch trung bình vào khoảng 188 tỷ USD/năm, trong khi thiệt hại do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, sóng nhiệt và lũ lụt trung bình cũng lên đến 52 tỷ USD.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, Tổng thống Donald Trump có thể làm giảm mức tổn thất 240 tỷ USD, tương đương với 1,2% GDP của Mỹ, bằng cách sửa đổi lại kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp than ở Mỹ và rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.

Đồng tác giả Robert Watson cho biết: "Chúng tôi không nói rằng tất cả các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt là do hoạt động của con người, nhưng dường như các hiện tượng này đang gia tăng cường độ". Ví dụ như, nhiệt độ đại dương ấm hơn đồng nghĩa với việc độ ẩm trong không khí cao hơn, từ đó có thể gây ra các cơn bão lớn.

Trong một dấu hiệu cho thấy các nguy cơ đang gia tăng, đã có 92 sự kiện thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại vượt quá 1 tỷ USD ở Hoa Kỳ trong thập niên qua, so với 38 sự kiện trong những năm 1990 và chỉ 21 trong những năm 1980.

Nghiên cứu cũng cảnh báo, chi phí tổng thể của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên 360 tỷ USD/năm trong thập kỷ tới. Các chính sách nghiêng về phát triển than đá của Tổng thống Trump có thể dẫn đến những nguy cơ cao về ô nhiễm không khí, đảo ngược những tiến bộ gần đây về chất lượng không khí.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu

Khủng hoảng khí hậu là một trong những thách thức quan trọng nhất mà nhân loại đang phải đối mặt ngày nay. Trong đó, nó vượt qua suy thoái môi trường, đe dọa đảo ngược nhiều thập kỷ tiến bộ trong phát triển bền vững, sức khỏe cộng đồng, quyền con người và ổn định kinh tế.

Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu
Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN

Theo thông tin mới cập nhật trên trang Thailand Business News, việc Mỹ miễn trừ thuế đối ứng đối với hàng điện tử, bao gồm các sản phẩm như điện thoại thông minh, máy tính, chất bán dẫn và các sản phẩm linh kiện chính, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh sản xuất của khu vực Đông Nam Á.

Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN
Liên hoan phim “Biến đổi khí hậu, Thay đổi cuộc sống” 2025:
Khuyến khích những phim ngắn về biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Thông tin từ ban tổ chức cho biết Liên hoan phim “Biến đổi khí hậu, Thay đổi cuộc sống” – CCCL 2025 đang tiếp nhận bản thảo các phim ngắn từ các tác giả ở Đông Nam Á cho đến hết tháng 4 này.

Khuyến khích những phim ngắn về biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á
Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại

Các nhà khoa học vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo về các chất như asen và chì làm ô nhiễm đất và xâm nhập vào các hệ thống thực phẩm, với ước tính khoảng 1/6 đất canh tác trên toàn cầu bị ô nhiễm kim loại nặng độc hại, và lên đến 1,4 tỷ người sống ở các khu vực có nguy cơ cao trên toàn thế giới.

Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại

TIN MỚI

Return to top