ClockThứ Hai, 12/06/2017 06:49

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậu

TTH.VN - Sự khác biệt giữa Mỹ và các nền kinh tế hàng đầu khác trong nhóm G7 về biến đổi khí hậu còn rất nhiều và không có khả năng thu hẹp, Bộ trưởng Môi trường từ các nước G7 cho biết.

Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris có thể khiến Trái đất nóng thêm 0,3 độ CMỹ trì hoãn quyết định về Hiệp định Paris cho đến sau hội nghị G7Thủ tướng Pháp kêu gọi áp thuế nhập khẩu với các nước không tuân thủ hiệp định khí hậu

Bộ trưởng Môi trường các nước G7 tham dự cuộc họp tại Italia trong 2 ngày 11-12/6/2017. Ảnh: Reuters

Các Bộ trưởng Môi trường của nhóm G7 đang họp tại Bologna, Italia trong 2 ngày 11-12/6 để thảo luận về các vấn đề khác nhau, từ biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững và rác thải trên biển. Đây là cuộc họp đầu tiên của các Bộ trưởng kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, và lên án các nhà lãnh đạo thế giới khác.

"Các quan điểm đối với Hiệp định Paris rất khác nhau ... và sẽ vẫn như vậy", Bộ trưởng Môi trường Italia - ông Gian Luca Galletti, phát biểu bên lề hội nghị, trong bối cảnh nước này giữ chức vụ Chủ tịch G7 trong năm nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni đều cho rằng, thỏa thuận Paris không thể được đàm phán lại, thúc giục các đồng minh tăng tốc nỗ lực để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Bộ trưởng Môi trường Đức Barbara Hendricks cho biết, cả 7 quốc gia đều nhất trí về sự cần thiết phải hành động, đồng thời bày tỏ sự thất vọng trước quyết định rời khỏi Hiệp định Paris của Mỹ.

Về phần mình, Tổng thống Trump nói rằng, thỏa thuận Paris sẽ làm suy yếu nền kinh tế Mỹ, gây tổn thất về công ăn việc làm và khiến đất nước này gặp khó khăn vĩnh viễn so với đối thủ cạnh tranh.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

TIN MỚI

Return to top