ClockThứ Hai, 09/07/2018 20:51

Giải pháp thông minh ở các thành phố ASEAN giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

TTH - Theo bài viết trên ANN ngày 9/7, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Đông Nam Á dẫn đến một loạt các thách thức, từ cơ sở hạ tầng quá tải cho đến những khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết cho người dân. Tuy nhiên, một báo cáo mới từ Viện Toàn cầu McKinsey (MGI) cho thấy, công nghệ kỹ thuật số và các giải pháp thông minh có thể là câu trả lời cho các vấn đề đang ngày càng tăng của khu vực.

26 thành phố sẽ thí điểm Mạng lưới các thành phố thông minh ASEANMạng lưới đô thị thông minh ASEAN sẽ bao gồm 3 thành phố của Việt NamASEAN bàn kế hoạch xây dựng mạng lưới các thành phố thông minh

Tp. Hồ Chí Minh - một trong mạng lưới các thành phố thông minh ở Đông Nam Á. Ảnh: Pins

Theo báo cáo, các thành phố thông minh của Đông Nam Á có thể mang lại một loạt các lợi ích ấn tượng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị từ 10%-30%. Ví dụ, đèn giao thông thông minh và ứng dụng phản ứng khẩn cấp có thể làm giảm số tử vong bất thường lên tới 5.000 người/năm do tai nạn giao thông, hỏa hoạn hoặc giết người.

Thành phố thông minh cũng có thể cho phép người dân tiết kiệm tới 16 tỷ USD chi phí sinh hoạt mỗi năm. Đơn cử như các cảm biến theo dõi việc sử dụng điện có thể giúp người dân giảm tiền chi trả các hoá đơn vì năng lượng có thể được lưu trữ hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh các thành phố cần phải nhanh chóng hành động để giải quyết những căng thẳng về môi trường đang ngày càng tăng và chống lại sự biến đổi khí hậu, MGI cho rằng, các giải pháp thông minh, như sử dụng vật liệu xây dựng xanh hơn, có thể loại bỏ tới 270.000 kg khí thải nhà kính/năm.

Công dân ở các thành phố này cũng có thể kỳ vọng có nhiều cơ hội việc làm hơn, khi môi trường tuyển dụng và sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn có thể giúp tạo thêm gần 1,5 triệu việc làm, tương đương 20%-30% lực lượng lao động ở Jakarta, Bangkok và Manila.

Đáng lưu ý, báo cáo nhận mạnh rằng, vì các thành phố ASEAN có  xuất phát điểm và ưu tiên khác nhau, do đó chúng cần được định hình và triển khai các giải pháp thông minh phù hợp. Được biết, 7 thành phố Đông Nam Á đang đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa bao gồm: Jakarta, Manila, Yangon, Thành phố Hồ Chí Minh, Bangkok, Kuala Lumpur và Singapore.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ANN & Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

TIN MỚI

Return to top