ClockThứ Hai, 08/07/2019 14:50

Đức: Xuất khẩu phục hồi vượt kỳ vọng trong tháng 5/2019

TTH.VN - Mặc dù chưa thể phục hồi hoàn toàn sau sự sụt giảm nghiêm trọng hồi tháng 4/2019 nhưng xuất khẩu của Đức đã tăng mạnh hơn dự kiến ​​vào tháng 5, dữ liệu từ Cục Thống kê Liên bang Đức công bố hôm nay (8/7) cho thấy, trong bối cảnh các xung đột thương mại có thể tác động và làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trong quý II.

Đức: Xuất khẩu giảm nhiều nhất kể từ năm 2015Đức: Xuất khẩu tăng mạnh nhất trong hơn 6 năm quaXuất khẩu của Đức sang Iran tăng cao sau khi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt

Các container tại một bến bốc hàng tại cảng Hamburg, Đức. Ảnh: Reuters

Cụ thể, lượng xuất khẩu của nước này đã tăng 1,1% trong tháng 5, vượt qua dự báo chỉ tăng 0,5% trong một cuộc thăm dò trước đó. Trong tháng 4, các chuyến hàng xuất đi nước ngoài của Đức đã giảm đến 3,4%. Trong khi đó, nhập khẩu giảm 0,5% trong tháng 5, dẫn đến kết quả cuối cùng là sự gia tăng trong cán cân thương mại lên 18,7 tỷ euro (20,99 tỷ USD) từ mức 16,9 tỷ của một tháng trước đó.

Thực tế, các dữ liệu gần đây khác đang vẽ nên một bức tranh ảm đạm của ngành công nghiệp Đức, với sự suy giảm các đơn đặt hàng kỹ thuật và các hợp đồng sản xuất. Một nguồn dữ kiệu khác của Văn phòng Thống kê cho thấy sản lượng công nghiệp của nước này tăng 0,3% trong tháng 5, thấp hơn mức dự báo 0,4%. Một tháng trước đó, sản lượng giảm 2,0%.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Andrew Kenningham, sự gia tăng sản lượng công nghiệp trong tháng 5 không phải là tín hiệu cho việc kết thúc các vấn đề đối với các nhà sản xuất Đức mà ngược lại, như gần có vẻ chắc chắn rằng sản xuất công nghiệp của nước này đã giảm trong quý II/2019, góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong nước.

Theo các số liệu công bố hồi cuối tuần trước, các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức đã giảm 2,2% trong tháng 5, cao hơn so với dự kiến. Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank cho rằng, mặc dù nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, với mức tăng 0,4%, nhưng  dự kiến ​​sẽ có sự suy giảm nhẹ trong quý II.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự suy thoái kinh tế đang bắt đầu gay gắt, một cuộc khảo sát của viện Ifo cho thấy các nhà sản xuất Đức hy vọng sẽ sử dụng nhiều chương trình giờ làm việc ngắn hơn (gọi là Kurzarbeit), nhằm tránh tình trạng sa thải hàng loạt.

Xung đột thương mại, nước Anh dự kiến ​​rời khỏi EU và triển vọng kinh tế toàn cầu đang gây ra những tác động đáng lo ngại cho nền kinh tế Đức – quốc gia vốn phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng trong nhiều năm qua.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm
Đức tài trợ cho quan hệ đối tác giúp xử lý tội phạm môi trường

Trong bối cảnh các hoạt động phá hoại môi trường như khai thác gỗ và xử lý chất thải bất hợp pháp nằm trong số những lĩnh vực tội phạm có tổ chức lớn nhất trên toàn thế giới, Đức vừa công bố chương trình tài trợ cho quan hệ đối tác giữa xã hội dân sự và Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.

Đức tài trợ cho quan hệ đối tác giúp xử lý tội phạm môi trường

TIN MỚI

Return to top