ClockThứ Ba, 31/07/2018 14:47

Dư luận hy vọng căng thẳng Mỹ-Iran hạ nhiệt

Ngày 30/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng gặp giới lãnh đạo Iran vào "bất cứ lúc nào" và không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ khiến dư luận hy vọng quan hệ hai nước sẽ hạ nhiệt khi chỉ trước đó 1 tuần quan hệ giữa Mỹ và Iran leo thang cao độ với đủ những đe dọa từ 2 phía.

Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản lên 60 tỷ USD đến năm 2022Căng thẳng Mỹ-EU gia tăng trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATOChâu Âu trả lời Mỹ: “Không thể thay thế thỏa thuận hạt nhân Iran”Châu Âu, Trung Quốc, Nga tiến hành thỏa thuận mới với IranEU nhất trí về cách tiếp cận chung đối với thỏa thuận hạt nhân IranNhà Trắng: Mỹ chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran

Dư luận hy vọng quan hệ Mỹ-Iran sẽ hạ nhiệt sau 1 tuần leo thang cao độ với những đe dọa từ cả 2 phía. Ảnh: CNN
 
Phát biểu trong cuộc họp báo sau hội đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump khẳng định: “Tôi sẽ gặp lãnh đạo Iran nếu họ muốn gặp. Tôi không biết là liệu họ đã sẵn sàng chưa. Hiện tại họ đang trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tôi đã chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Iran. Đó là một thỏa thuận vô lý. Tôi nghĩ rằng họ muốn có cuộc gặp và tôi sẵn sàng gặp bất cứ khi nào họ muốn. Nếu chúng ta có thể tạo ra một thứ có ý nghĩa hơn, không phải là sự lãng phí giấy tờ như thỏa thuận kia, tôi chắc chắn sẽ gặp”.

Ông Donald Trump cũng nói, ông đồng ý với thủ tướng Italy rằng chế độ tại Iran "không bao giờ được phép sở hữu vũ khí hạt nhân" và khuyến khích các nước "gây áp lực để buộc Iran chấm dứt mọi hoạt động nguy hiểm của họ".

Không lâu trước những phát biểu của ông Donald Trump, Iran đã loại bỏ khả năng đối thoại với Mỹ. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi nhấn mạnh, không thể đối thoại hay tiếp xúc với Chính phủ Mỹ hiện nay do Mỹ chứng tỏ họ không đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, ông Qasemi cũng cho rằng "các chính sách thù địch của Mỹ", trong đó có việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử, được Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2015, cũng như việc Mỹ dự định áp đặt các biện pháp trừng phạt và gây sức ép đối với Iran đã cản trở đối thoại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cũng loại trừ khả năng xảy ra đối đầu quân sự giữa Iran và Mỹ. Tuy nhiên, theo ông, Iran sẵn sàng đối phó với bất kỳ động thái gây chiến nào của Mỹ.

Phát biểu của ông Donald Trump cho thấy giọng điệu mềm mỏng hơn so với cách đây một tuần khi ông công khai đe dọa Tổng thống Iran Hassan Rouhani trên Twitter khi nói Tổng thống Iran là “đừng bao giờ đe dọa Mỹ một lần nữa nếu không Iran sẽ phải đối mặt với hậu quả mà chưa có mấy quốc gia phải hứng chịu trong lịch sử".

Còn ông Rouhani ngay sau đó cũng đáp trả với tuyên bố, các chính sách của Mỹ với Iran có thể dẫn tới chiến tranh: “Chúng tôi không muốn chiến tranh với Mỹ, nhưng họ nên biết rằng, nếu gây chiến với Iran họ sẽ phải đối mặt với mọi cuộc chiến tranh. Họ cần phải hiểu điều này. Chúng tôi không có ý định gây chiến với bất cứ ai”.

Những cảnh báo và đe dọa mà lãnh đạo Iran và Mỹ đưa ra trong những ngày qua khiến dư luận lo ngại có thể bùng phát một cuộc chiến tranh hạt nhân ở Trung Đông. Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng Iran và Mỹ nóng lên khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran vào năm 2015 đồng thời tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran cũng như thúc giục các nước khác để có hành động chống lại Iran và giảm nhập khẩu dầu. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, phát biểu mới nhất của Tổng thống Donald Trump sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top