ClockThứ Bảy, 10/03/2018 10:25

Cơ hội mở cánh cửa ngoại giao Mỹ-Triều sau 70 năm

Chưa từng có một Tổng thống Mỹ nào gặp một nhà lãnh đạo Triên Tiên, vì vậy đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa 2 nước trong 7 thập kỷ qua.

Thỏa thuận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều là 'dấu mốc lịch sử'Trung Quốc hy vọng Mỹ và Triều Tiên có thể ngồi lại đàm phánMỹ sẵn sàng đàm phán nếu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhânVai trò của ASEAN trong việc xoa dịu căng thẳng Mỹ - Triều Tiên

Sau nhiều tháng phong tỏa thương mại cùng với đe dọa hủy diệt hạt nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới để thảo luận việc chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) đã để nghị gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải). Ảnh: Getty Images

Thông điệp Triều Tiên gửi tới Mỹ

Phát biểu với báo giới bên ngoài Nhà Trắng, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong đã tiết lộ kế hoạch gặp mặt giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên.

Ngày 8/3, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Suh Hoon đã tới Washington, mang theo thông điệp của nhà lãnh đạo Triều Tiên sau chuyến thăm Bình Nhưỡng và có cuộc gặp hiếm hoi với ông Kim Jong-un hôm 5/3 vừa qua.

Ông Chung Eui-yong đã thông báo với Tổng thống Trump rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra cam kết “phi hạt nhân hóa” cũng như sẽ kiềm chế các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong tương lai.

Theo ông Chung Eui-yong, đáp lại tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng ông sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ để đàm phán phi hạt nhân, Tổng thống Trump cũng cho biết có thể gặp ông Kim vào tháng 5 tới.

“Nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ sớm nhất có thể. Và Tổng thống Donald Trump đã đánh giá cao điều này, đồng thời cho biết có thể gặp ông Kim Jong-un và tháng 5 để tiến tới tiến trình phi hạt nhân hóa lâu dài”, người đứng đầu Văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong nói.

Mỹ và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao chính thức. Kể từ sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953, hai bên vẫn giữ thế đối đầu và không hề ký kết một hiệp ước hòa bình.

Do vậy, cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới cũng sẽ là một cơ hội hiếm hoi để mở ra cánh cửa ngoại giao Mỹ-Triều sau những năm tháng căng thẳng tột độ vừa qua vì chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Triều Tiên.

Kế hoạch người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong tiết lộ mới chỉ nhắc tới thời điểm có thể diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Trong khi đó, Nhà Trắng cũng đã hoan nghênh cam kết phi hạt nhân hóa của phía Triều Tiên, đồng thời xác nhận Tổng thống Donald Trump đồng ý có cuộc gặp chưa từng có tiền lệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Tuy nhiên, sức ép về kinh tế và quân sự của Mỹ với Triều Tiên vẫn sẽ tiếp diễn.

Mỹ-Hàn duy trì tập trận và sức ép tối đa

Thời gian và địa điểm của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đến nay vẫn chưa được quyết định. Các nhà lãnh đạo Mỹ cùng khẳng định cuộc gặp được chấp thuận vì lý do không gì khác là phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.

“Tổng thống Trump đã đánh giá cao thông điệp của Tổng thống Hàn Quốc và các phái viên đang ở thăm Washington. Tổng thống Trump chấp nhận đề nghị gặp mặt của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Chúng tôi muốn hướng tới phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Cùng với đó, Mỹ sẽ duy trì tất cả các biện pháp trừng phạt và sức ép tối đa”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nhấn mạnh.

Từ trước đó, sau khi rời Bình Nhưỡng hôm 6/3, người đứng đầu Văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong đã thông báo việc Triều Tiên đề xuất đàm phán phi hạt nhân với Mỹ và tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương. Thông báo của ông Chung Eui-yong lúc đó đã gây bất ngờ lớn, đồng thời làm dấy lên những câu hỏi về khả năng Mỹ và Triều Tiên đã sẵn sàng cho một cuộc gặp cấp cao.

Thực tế, ông Chung Eui-yong tin rằng chiến dịch gây “sức ép tối đa” của Tổng thống Trump đã mở ra cánh cửa ngoại giao và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiểu rằng các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn “sẽ phải tiếp diễn”.

Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện đúng cam kết ngừng tập trận chung trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông tại PeongChang, Hàn Quốc, sự kiện mà đoàn vận động viên Hàn Quốc và Triều Tiên diễu hành chung dưới lá cờ Bán đảo Triều Tiên thống nhất. Dự kiến, các cuộc tập trận sẽ nối lại vào tháng 4.

Phía Triều Tiên lâu nay vẫn phản đối các cuộc tập trận chung của Mỹ với các đồng minh trong khu vực, coi đây là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Triều Tiên.

Chiều ngày 8/3, Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ xuất hiện tại phòng họp báo ở Nhà Trắng và đồng ý trả lời một số câu hỏi của phóng viên về cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên mà phái viên Hàn Quốc tiết lộ trước đó.

“Cuộc gặp còn hơn cả thế, Hy vọng rằng, các bạn sẽ tin tưởng ở tôi”, Tổng thống Trump trả lời phóng viên ABC.

Tổng thống Mỹ trước đó thể hiện cả hy vọng lẫn thái độ hoài nghi về đề nghị đàm phán của Triều Tiên. Ông Trump vẫn luôn xác định rằng tiến trình ngoại giao cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ là một chặng đường dài và khó khăn.

Viết trên trang Twitter cá nhân sáng 9/3, Tổng thống Donald Trump nêu rõ: “Ông Kim Jong-un đã nói về phi hạt nhân với các phái viên Hàn Quốc. Triều Tiên cũng sẽ không tiến hành thử tên lửa trong thời gian này. Đây là một bước tiến lớn, song các trừng phạt sẽ được duy trì cho đến khi đạt được một thỏa thuận. Cuộc gặp thượng đỉnh đang được lên kế hoạch”.

Một dòng Tweet cũ ngày 2/10/2017, Tổng thống Trump đã viết rằng, trong giải quyết vấn đề Triều Tiên ông sẽ không thất bại như những người tiền nhiệm của mình: “Clinton đã thất bại, Bush đã thất bại và Obama đã thất bại. Tôi sẽ không như vậy”./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội thoát nghèo cho thanh niên vùng cao

Với sự hỗ trợ từ Huyện đoàn, phong trào đi lao động nước ngoài (LĐNN) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và cải thiện cuộc sống của người dân ở A Lưới.

Cơ hội thoát nghèo cho thanh niên vùng cao
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top