ClockChủ Nhật, 25/08/2019 09:01

Báo Arab: Tàu Trung Quốc một lần nữa vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Báo chí khu vực Arab trong những ngày qua tiếp tục đưa tin “tàu Trung Quốc một lần nữa vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Chuyên gia Philippines: Trung Quốc dọa dẫm các nước ASEAN ở Biển ĐôngCác hành động của Trung Quốc làm suy yếu hòa bình và an ninh khu vựcMỹ lên án Trung Quốc leo thang gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông

Tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8). Ảnh: Gulf Times.

Nhiều trang báo điện tử của Ai Cập, Saudi Arabia, UAE đưa tin “Tàu Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam đã liên lạc với phía Trung Quốc và yêu cầu nước này ngay lập tức dừng các vi phạm, rút tất cả các tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Tờ tin tức KUNA của Kuwait có đoạn “Trung Quốc tái triển khai tàu khảo sát kèm theo tàu hộ tống vũ trang ở vùng biển ngoài khơi của Việt Nam đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về các cam kết của Trung Quốc đối với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các giải pháp hòa bình trong tranh chấp hàng hải”.

Tờ Kim Tự Tháp, một tờ báo chính thống của Ai Cập bằng tiếng Anh cũng đưa tin về những quan ngại sâu sắc của quốc tế trước sự can thiệp của Trung Quốc vào hoạt động khai thác dầu khí Việt Nam. 

Bài báo có đoạn viết: “Mỹ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, cho rằng điều này đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Bắc Kinh trong giải quyết tranh chấp hàng hải".

Trên trang Gate.ahram ngày 24/8 cũng đưa tin, tàu khảo sát của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động tại khu vực vùng biển của Việt Nam làm dấy lên căng thẳng. 

Bài báo có đoạn viết: “Tàu khảo sát của Trung Quốc được sự hộ tống của ít nhất 4 tàu khác tiếp tục khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo các điều ước quốc tế của Liên Hợp Quốc, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lên tới 200 hải lý (370 km hoặc 230 dặm) và Việt Nam có quyền chủ quyền để khai thác bất kỳ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó".

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nổi bật tuần qua: Việt Nam nâng cấp quan hệ với Indonesia, Singapore lên đối tác chiến lược toàn diện

Tuần từ ngày 10-16/3/2025, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Chuyến thăm cấp Nhà nước Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm; Hội nghị thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển AI và bán dẫn; Quốc hội chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; Giá vàng tăng cao chưa từng có; Dịch sởi vẫn có xu hướng tăng tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nổi bật tuần qua Việt Nam nâng cấp quan hệ với Indonesia, Singapore lên đối tác chiến lược toàn diện
Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế - thương mại

Sáng 13/3 theo giờ địa phương, tại trụ sở Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) ở thủ đô Washington D.C, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế - thương mại
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và triển vọng đến năm 2030

Thị trường bất động sản công nghiệp (BĐSCN) Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động. Với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định khoảng 6-7%/năm, dòng vốn FDI liên tục đổ vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao, cùng hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng bộ, phân khúc này đang định hình lại bản đồ đầu tư quốc gia.

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và triển vọng đến năm 2030

TIN MỚI

Return to top