ClockChủ Nhật, 30/09/2018 15:06

ADB kêu gọi tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng ở Nam Á

TTH.VN - Đối với Nam Á, phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa để phát triển kinh tế bền vững.

ADB: Cần 8,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào quỹ đạo tăng trưởng châu ÁMỹ, Nhật, Australia thúc đẩy cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình DươngMỹ hỗ trợ giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ -Thái Bình DươngNhu cầu về cơ sở hạ tầng tăng nhanh trong khu vực ASEAN

Ảnh minh họa: Devdiscourse

Để duy trì đà tăng trưởng và đối phó với biến đổi khí hậu, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết khu vực Nam Á cần đầu tư thêm gần 9% tổng sản phẩm quốc nội của mình vào phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2030 – mức cao hơn so với các tiểu vùng khác trong khu vực châu Á.

Đối với Nam Á, phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa để phát triển kinh tế bền vững. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh, khu vực này vẫn phát triển rất mạnh bất chấp nhiều thiếu hụt trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, ADB nhận định xu hướng trên sẽ không thể tiếp tục trong tương lai lâu dài.

Theo đó, để cải thiện chất lượng, cũng như tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng, cần đòi hỏi hành động, kế hoạch đầu tư nhiều hơn cho vấn đề xây dựng và bảo trì. Mặc dù chính phủ các nước trong khu vực sẽ chịu trách nhiệm với một số công trình hạ tầng thiết yếu, song ngân sách của chính phủ Nam Á vẫn còn rất hạn chế.

Ở một khía cạnh nào đó, vấn đề này có thể giải quyết bằng cách huy động nguồn lực trong nước.... Ngoài ra, ADB cũng cho rằng việc mở rộng thị trường vốn là hoàn toàn cần thiết để hỗ trợ khu vực đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó phát triển bền vững hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top