ClockChủ Nhật, 15/07/2018 19:02

Nhu cầu về cơ sở hạ tầng tăng nhanh trong khu vực ASEAN

TTH - Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng đang diễn ra trên toàn khu vực.

Tiềm năng lớn từ trái cây nhiệt đới đặc sản ASEANEU và ASEAN sẽ tái khởi động quá trình đàm phán FTAEU dễ dàng tiếp cận thị trường châu Á nhờ vào Hiệp định thương mại tự do EUSFTAASEAN thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và ổn định khu vựcTổng thống Hàn Quốc kêu gọi sự hỗ trợ từ ASEAN

Tại Philippines, kế hoạch cơ sở hạ tầng của Tổng thống Duterte đang được tiến hành với 75 dự án khác nhau, chi phí ước tính lên đến 180 tỷ USD. Ở Indonesia, một hệ thống đường sắt cao tốc dài 140 km nối Jakarta với Bandung cũng đang được xây dựng. Malaysia và Singapore đang hợp tác về một dự án đường sắt cao tốc giúp giảm thời gian đi lại giữa hai quốc gia. Theo đó, nếu tất cả các dự án cơ sở hạ tầng này được hoàn thành trong thập kỷ tới, khu vực ASEAN có thể sẽ trở thành một khối các quốc gia phát triển.

 Nhu cầu cơ sở hạ tầng ở các nước ASEAN đang tăng nhanh chóng. Ảnh: Asiaone

Mặc dù đang có nhiều dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ như vậy nhưng nhu cầu về mảng này vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng trong khu vực.

Một báo cáo về cơ hội hạ tầng ASEAN cho rằng, động lực thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng này chính là nền kinh tế đang phát triển của khu vực. Đông Nam Á đã phát triển nhanh chóng trong 5 năm qua. GDP của khu vực đạt 2,4 nghìn tỷ USD và dự kiến ​​sẽ tăng thêm trong tương lai. Theo ASEAN Post,  Đông Nam Á là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới và dự báo sẽ nhảy vọt lên vị trí thứ 4 vào năm 2050.

Theo Hội đồng Doanh nghiệp EU-ASEAN, đây là chu kỳ tăng trưởng nhu cầu tự nhiên. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến gia tăng nhu cầu cơ sở hạ tầng, và cơ sở hạ tầng được cải thiện dẫn đến kinh tế tăng trưởng mạnh hơn.

Do nhu cầu về cơ sở hạ tầng dự kiến ​​sẽ tăng theo cấp số nhân, chính phủ và các tổ chức ở những nước này cần chuẩn bị lộ trình về cách tài trợ cho các dự án đó. Báo cáo “Đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng ở châu Á” của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, các nước ASEAN sẽ cần khoảng 3.000 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng năm 2016 đến năm 2030.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết

Ngày 13/1, lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra một số cơ sở sản xuất mứt gừng trên địa bàn quận Phú Xuân. Hoạt động nằm trong chương trình của đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố.

Kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường tết
ASEAN bàn về tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2045

Năm nay sẽ là năm có nhiều sự kiện đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh địa chính trị vẫn còn nhiều phức tạp, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 sẽ sẵn sàng ra mắt vào tháng 5/2025, trong đó sẽ vạch ra lộ trình cho 770 triệu dân trong khu vực trong hai thập kỷ tới.

ASEAN bàn về tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2045
Giám sát phát thải cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng

Cơ sở sản xuất giấy (CSSXG) ở tổ dân phố Cư Chánh 2 (phường Thủy Bằng, quận Thuận Hóa) nằm ở thượng nguồn sông Hương, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Người dân kiến nghị chính quyền địa phương giám sát quá trình phát thải của cơ sở này, đồng thời có kế hoạch di dời khỏi khu dân cư.

Giám sát phát thải cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng

TIN MỚI

Return to top