ClockThứ Năm, 16/08/2018 14:26

ADB: Cần 8,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào quỹ đạo tăng trưởng châu Á

TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, ngành vận tải của khu vực châu Á sẽ cần hơn 8,4 nghìn tỷ USD trong các khoản đầu tư đến năm 2030, để tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng của khu vực này, trong khi phải đối phó với những thách thức của biến đổi khí hậu.

ADB triển khai cuộc thi ảnh về an ninh nước châu Á-Thái Bình DươngADB: Khu vực châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn địnhADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu ÁMở khóa tiềm năng kinh tế to lớn của thương mại điện tửADB tổ chức hội thảo về nước và vệ sinh châu ÁADB: Công nghệ và sự đổi mới rất quan trọng đối với tương lai năng lượng châu Á – Thái Bình Dương

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Twitter

Theo tờ Devdiscourse ngày 16/8, châu Á hiện đang có cơ hội để lấp đầy các khoảng cách tài trợ cơ sở hạ tầng, cũng như trực tiếp tài trợ vào cơ sở hạ tầng giao thông bền vững hơn.

Các ước tính trên được đưa ra trước thềm Diễn đàn Vận tải do ADB tổ chức 2 năm một lần tại trụ sở chính của tổ chức này ở thủ đô Manila, Philippines. Diễn đàn dự kiến diễn ra vào ngày 12/9, là sự kiện hàng đầu của châu Á về các vấn đề vận tải, nơi nhóm họp của các Chính phủ, các cơ quan tài trợ và chuyên gia kỹ thuật, nhằm thảo luận về những vấn đề mà nỗ lực phát triển vận tải trong khu vực đang phải đối mặt.

Diễn đàn năm nay sẽ là dịp để các đại biểu tham gia cùng thảo luận về những cơ hội và thách thức liên quan, với chủ đề "Tài trợ cho tương lai của Giao thông vận tải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Trong đó, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI), với chuyên môn về tài chính cơ sở hạ tầng, sẽ tổ chức một phiên họp về tài chính đổi mới sáng tạo, với sự tham gia của các chuyên gia về tài chính cơ sở hạ tầng và quan hệ đối tác công tư.

Các nội dung chính bao gồm: nâng cao nhận thức về các phương tiện bổ sung và đổi mới sáng tạo để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; tăng cường sự hiểu biết về quan hệ đối tác công tư và mối quan hệ này có thể được khai thác để tài trợ cho cơ sở hạ tầng bền vững như thế nào.

13 quan chức Chính phủ đến từ Campuchia, Maldives, Pakistan, Samoa, Quần đảo Solomon, Tajikistan, Tonga, Tuvalu, Việt Nam; và các chuyên gia khác về tài chính hạ tầng giao thông dự kiến tham gia diễn đàn lần này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top