ClockThứ Năm, 11/04/2019 07:35

214 triệu phụ nữ không thể sử dụng biện pháp tránh thai do rào cản văn hóa

TTH.VN - Báo cáo cho thấy ước tính có khoảng 214 triệu phụ nữ không thể dễ dàng tiếp cận các biện pháp tránh thai vì những rào cản về văn hóa và kinh tế, trong khi hơn 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được khi mang thai và sinh nở.

Hàn Quốc: Dân số lao động giảm lần đầu tiênLHQ: Dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,2 tỷ người vào năm 2050

Khoảng 214 triệu phụ nữ không thể dễ dàng tiếp cận các biện pháp tránh thai vì những rào cản về văn hóa và kinh tế. Ảnh: Devdiscourse

Hơn 4 trong số 10 phụ nữ ở 51 quốc gia được khảo sát cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý với nhu cầu tình dục của bạn tình, và họ cũng không thể đưa ra những quyết định cơ bản về việc mang thai và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân, UNFPA - cơ quan sức khỏe sinh sản và tình dục của Liên Hiệp quốc cho biết trong một báo cáo vừa được công bố hôm qua (10/4).

Theo bà Monica Ferro, Giám đốc UNFPA Geneva, báo cáo cho thấy những con số rất "đáng lo ngại" và do đó, cần phải nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế quan trọng đối với hàng triệu phụ nữ trên thế giới.

Những phát hiện này, liên quan đến phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49, lần đầu tiên được công bố như một phần trong báo cáo Dân số Thế giới 2019 của UNFPA.

800 phụ nữ chết mỗi ngày vì những nguyên nhân có thể phòng ngừa được liên quan đến sinh nở

Báo cáo cho thấy ước tính có khoảng 214 triệu phụ nữ không thể dễ dàng tiếp cận các biện pháp tránh thai vì những rào cản về văn hóa và kinh tế, trong khi hơn 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được khi mang thai và sinh nở.

Theo phân tích, việc không có quyền quyết định về việc sinh sản và tình dục có tác động lớn và tiêu cực đến giáo dục, thu nhập và an toàn của phụ nữ, khiến họ "không thể định hình tương lai của chính mình".

Những phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau "thường nghèo, ở nông thôn và ít học", với khoẳng "2/3 số ca tử vong ở người mẹ hiện nay xảy ra ở châu Phi cận Sahara", bà Ferro nêu rõ...

Ngoài người nghèo ở nông thôn và thành thị, nhu cầu về dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục không được đáp ứng cũng đạt mức cao nhất ở các nhóm bị thiệt thòi - bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số, thanh niên, người chưa lập gia đình, cộng đồng người LGBTI (đồng tính nữ, gay, lưỡng tính, chuyển giới và tntersex) và những người khuyết tật.

Sự tàn nhẫn của hôn nhân sớm

Báo cáo của UNFPA cũng nhấn mạnh, kết hôn sớm tiếp tục là một trở ngại văn hóa lớn đối với việc trao quyền cho phụ nữ và quyền sinh sản tốt hơn.

"Một cô gái kết hôn khi 10 tuổi có thể sẽ phải bỏ học", bà Ferro nói, "Và bởi vì cô ấy bỏ học, cô ấy sẽ không có được kỹ năng đàm phán và sẽ không có được những kỹ năng cụ thể cho phép bản thân có được một công việc được trả lương cao hơn".

Ngoài những lo ngại về kinh tế, các cô gái kết hôn sớm phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, bà Ferro nói thêm: "Nếu cô ấy kết hôn ở tuổi lên 10, xác suất là cô ấy sẽ bắt đầu sinh con trước khi cơ thể sẵn sàng cho điều đó, chứ không chỉ nói về tâm trí của cô ấy... Điều này cũng sẽ làm tăng khả năng cô gái đó phải trải qua các biến chứng trong thai kỳ và các biến chứng khi sinh nở".

Gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các rủi ro sức khỏe khác gây ra bởi các rào cản ngăn chặn phụ nữ tiếp cận với biện pháp tránh thai có thể kể đến như 376 triệu ca nhiễm chlamydia, lậu hoặc giang mai mới mỗi ngày, ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 44, Giám đốc UNFPA Geneva cho biết thêm.

Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu đáng mừng khi tỷ lệ sinh sản ở các nước kém phát triển nhất cũng đã giảm đáng kể; từ 6,8 năm 1969 xuống 5,6 vào năm 1994 và 3,9 vào năm 2019, trong khi số phụ nữ tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến mang thai đã giảm từ 369 trên 100.000 ca sinh năm 1994, xuống còn 216 ca vào năm 2015.

Ngoài ra, trong khi chỉ có 24% phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại vào năm 1969, thì tỷ lệ đó đã tăng lên 52% vào năm 1994 và 58% vào năm 2019, UNFPA cho hay.

Xung đột và thảm họa khí hậu khiến quyền sinh sản bị lãng quên

Nhìn về những thách thức trong tương lai, UNFPA nhấn mạnh đến mối đe dọa đối với quyền sinh sản của phụ nữ và trẻ em gái do các trường hợp khẩn cấp gây ra bởi xung đột hoặc thảm họa khí hậu.

Khoảng 35 triệu phụ nữ, trẻ em gái và thanh niên sẽ cần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục trong năm nay, cũng như các dịch vụ để giải quyết bạo lực trên cơ sở giới, trong các môi trường nhân đạo.

"Mỗi ngày, hơn 500 phụ nữ và trẻ em gái chết trong khi mang thai và sinh nở, do không có các chuyên viên lành nghề hoặc các thủ tục sản khoa khẩn cấp", bà Ferro nói.

Cảnh báo rằng phụ nữ và trẻ em gái không có quyền sinh sản đàng hoàng không thể có tương lai mà họ muốn, Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sĩ Natalia Kanem kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "tái cam kết" để đảm bảo tất cả các quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục – một cam kết được thực hiện tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) năm 1994 tại Cairo.

Trong cuộc họp ở Ai Cập, 179 chính phủ kêu gọi tất cả mọi người cần được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện, bao gồm kế hoạch hóa gia đình tự nguyện, và các dịch vụ mang thai và sinh con an toàn.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ nói không với thuốc lá điện tử

Sáng 18/1, Trung tâm Vì sự phát triển Phụ nữ Bắc Trung bộ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Huế và Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá tổ chức “Lễ phát động hội viên phụ nữ hưởng ứng việc thực hiện quy định cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng năm 2025”. Đến dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Thành uỷ; bà Trần Thị Kim Loan, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN thành phố; TS. Shane Francis Fairlie, Phụ trách truyền thông của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo một số ban, ngành trên địa bàn thành phố Huế cùng hơn 300 cán bộ, hội viên phụ nữ.

Phụ nữ nói không với thuốc lá điện tử
Phụ nữ chợ Đông Ba chia sẻ vì cộng đồng

Dù công việc buôn bán khá bận rộn, nhưng nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) chợ Đông Ba vẫn sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Phụ nữ chợ Đông Ba chia sẻ vì cộng đồng
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

TIN MỚI

Return to top