ClockThứ Năm, 18/10/2018 06:49

LHQ: Dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,2 tỷ người vào năm 2050

TTH.VN - Dân số thế giới dự kiến ​​tăng 2,2 tỷ từ nay đến năm 2050, Liên Hiệp quốc hôm qua (17/10) cho biết, với hơn 1/2 mức tăng trưởng đó (khoảng 1,3 tỷ người) có thể sẽ ở vùng cận Sahara châu Phi, nơi quyền phụ nữ bị cản trở bởi sự tiếp cận giới hạn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, cùng với "sự phân biệt đối xử giới tính".

UNDP kêu gọi các quốc gia hợp tác vì quyền bình đẳng cho người khuyết tậtDân số Philipines đạt mức 106 triệu người vào cuối năm 201823 bức ảnh cho thấy Trung Quốc đông dân đến nghẹt thở

Một phụ nữ Niger đang địu con trên lưng. Ảnh: UN

Bà Monica Ferro, Giám đốc Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) nói rằng, xu hướng toàn cầu hiện nay hướng tới các gia đình có quy mô nhỏ hơn, cho thấy nhiều người đang lựa chọn chính xác số lượng con cái họ muốn có hoặc có đủ khả năng chi trả cho việc nuôi dưỡng chúng.

Mặc dù sự chuyển đổi đang dần dần chuyển đến mức sinh thấp hơn, bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19, nhưng không một quốc gia nào có thể tuyên bố rằng tất cả công dân đều luôn hài lòng với khả năng sinh sản của mình, bà Ferro nói. “Cho dù đó là một quốc gia có tỷ suất sinh cao hay thấp thì ở cả hai quốc gia, bạn đều tìm thấy các cá nhân và các cặp vợ chồng nói rằng họ không có lượng con cái mà họ muốn. Họ có quá nhiều hoặc quá ít con. ”

Ở 43 quốc gia, phụ nữ có hơn 4 con

Theo Tiểu bang Dân số Thế giới của UNFPA năm 2018, có 43 quốc gia nơi mà trung bình mỗi phụ nữ có từ 4 đứa con trở lên, và 38 trong số này là ở châu Phi.

Nếu dự đoán của UNFPA chính xác, tỷ lệ dân số thế giới của châu Phi sẽ tăng từ 17% vào năm 2017, lên 26% vào năm 2050.

Ở châu Phi, tỷ lệ sinh ở các thành phố thấp hơn đáng kể so với ở khu vực nông thôn. Ví dụ, ở Ethiopia, phụ nữ có khoảng 2,1 con ở các thành phố, trong khi phụ nữ ở phần còn lại của đất nước sinh khoảng 5 đứa trẻ.

Ahmed và Rasha thưởng thức một bữa ăn ngoài trời trong công viên Nhật Bản ở khu phố Helwan ở Cairo, Ai Cập, với hai đứa con của họ, Mohamed và Raghad. Ahmed và Rasha đã chọn không có thêm con nữa vì họ muốn đảm bảo rằng mang lại cho Ahmed và Raghdad một cuộc sống tốt đẹp và sự giáo dục tốt. Ảnh: UNFPA / Roger Anis

Gia đình đông con hơn ở các khu vực xung đột

Nhấn mạnh mối liên hệ giữa xung đột và bất an với các gia đình đông con hơn, dữ liệu của UNFPA cũng cho thấy Afghanistan, Iraq, Palestine, Timor-Leste và Yemen có mức sinh cao hơn mức trung bình chung là 2,5 con/phụ nữ.

Các quan chức UNFPA kêu gọi tất cả các nước thực hiện một loạt các chính sách và chương trình nhằm làm tăng "sự lựa chọn sinh sản" trong cộng đồng của họ.

Bà Ferro cho biết, hàng năm, 300.000 phụ nữ tử vong trong khi mang thai hoặc sinh con bởi vì họ không có sự lựa chọn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ; mỗi ngày, cũng có hàng ngàn cô gái bị ép buộc có con và dẫn thân vào các cuộc hôn nhân sớm và là nạn nhân của tình dục bạo lực. Họ không có sự lựa chọn.

“Ở các nước đang phát triển, 671 triệu phụ nữ đã chọn sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại”, bà Ferro nói. “Nhưng đồng thời, chúng tôi biết rằng 250 triệu phụ nữ khác ở các nước đang phát triển muốn kiểm soát khả năng sinh sản của họ nhưng lại thiếu tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại”.

Theo báo cáo của LHQ, ưu tiên chăm sóc toàn diện sức khỏe bà mẹ là vấn đề then chốt, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại và giáo dục giới tính tốt hơn nữa.

Các cặp vợ chồng muốn có thêm con cũng nên được hỗ tợ những việc tương tự, với giải thích rằng các rào cản kinh tế ngăn cản điều này xảy ra có thể được giải quyết tốt hơn, thông qua các biện pháp như các dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá phải chăng.

Pháp và Na Uy dđã có sự gia tăng về tỷ lệ sinh sau khi thực hiện các bước như vậy trong những thập kỷ gần đây, một quan chức UNFPA cho biết. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển thiếu nguồn lực hoặc điều kiện an ninh chính trị cần thiết để cải thiện sức khỏe sinh sản và trao quyền cho tất cả mọi người.

"Họ đang gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu về giáo dục, về việc làm, thậm chí là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà mọi người đều có thể tiếp cận được", bà Ferro nói thêm rằng, “ở các nước này, nhu cầu về kế hoạch hoá gia đình không được đáp ứng thường rất cao”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Ngày Dân số Việt Nam 26/12: Nhân rộng mô hình hay

Năm 2025, toàn tỉnh đặt mục tiêu giảm mức sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên xuống 14,6%. Các giải pháp, mô hình hiệu quả đang được chọn lọc triển khai trong cộng đồng.

Ngày Dân số Việt Nam 26 12 Nhân rộng mô hình hay
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

TIN MỚI

Return to top