ClockThứ Bảy, 21/05/2022 07:00

Vận tải khách bằng xe buýt: Phục hồi trong khó khăn

TTH - Giá xăng dầu tăng cao, nhu cầu sử dụng xe buýt của người dân có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. So với thời điểm ảnh hưởng dịch COVID-19 năm 2021, đến nay, lượng hành khách đi lại đạt gần 60%, góp phần tạo đà cho lĩnh vực vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) này khôi phục; song vẫn còn đó nhiều khó khăn.

Dịch vụ vận tải sôi động trở lạiTừ 25/4, đường sắt sẽ mở bán vé tàu cao điểm vận tải hè

100% tuyến xe buýt hiện có tại bến xe phía nam TP. Huế đã hoạt động trở lại

Chủ phương tiện vừa mừng vừa lo

Do ảnh hưởng dịch COVID-19 thời gian qua, VTHKCC bằng xe buýt chỉ hoạt động cầm chừng, hiệu quả mang lại thấp. Từ tháng 4 vừa qua, ngành chức năng đã tổ chức cho các tuyến xe buýt nội tỉnh hoạt động trở lại, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy vậy, có nhiều tuyến hoạt động với tần suất 100% theo biểu đồ hàng ngày, nhưng lượng khách chỉ đạt từ 50 -70% so với trước.

Ông Trương Nhẫn, Giám đốc HTX Ô tô huyện Phú Lộc chia sẻ, đơn vị có 10 phương tiện tham gia 4 tuyến xe buýt nội tỉnh, gồm Huế (chợ Đông Ba) - Vinh Hiền; Huế - Cầu Hai; Huế - Lăng Cô; Huế - Vinh Hưng. Sau thời gian dài dịch COVID-19 tác động, hiện có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN), chủ xe buýt vì phương tiện nghỉ dài ngày nên bị hư hỏng, xuống cấp. Để hoạt động trở lại, các chủ xe mất nhiều chi phí sửa chữa lớn, bảo dưỡng phương tiện và lắp đặt camera giám sát theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định.

Ông Trần Thiện Thanh Toàn, Giám đốc Công ty CP Vận tải ô tô khách Phương Trang - Chi nhánh Huế (hiện đã đầu tư 32 phương tiện, tham gia 5 tuyến xe buýt nội tỉnh) cho biết, các tuyến xe buýt nội tỉnh hoạt động trở lại vừa mừng vừa lo. Mừng vì sau thời gian dài ngừng hoạt động, không có doanh thu, khi chạy trở lại dù tần suất chưa ổn định như trước, nhưng vẫn hút được lượng khách tăng từng ngày. Song, hiện DN cũng gặp khó khăn, trong đó giá nhiên liệu tăng cao. Theo ông Toàn, DN muốn tăng giá vé, tuy nhiên việc này sẽ làm sản lượng vận chuyển giảm vì sẽ không còn lợi thế giá rẻ. Tuy vậy, nếu duy trì mức giá như hiện nay thì DN thu không đủ chi.

Lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải - Đăng kiểm, Sở Giao thông Vận tải cho biết, gần đây nhu cầu đi lại của người dân bắt đầu tăng. Nhiều tuyến hoạt động dần ổn định, nhưng một số tuyến khác tần suất hoạt động chưa đạt so với trước, nguyên nhân, do giá nhiên liệu tăng cao, lượng khách đi lại chưa đều gây khó khăn cho DN. Các đơn vị vận tải chưa mạnh dạn hoạt động trở lại hoặc hoạt động với 100% biểu đồ như trước.

Chưa đáp ứng được nhu cầu

Hiện toàn tỉnh có 15 tuyến xe buýt nội tỉnh từ TP. Huế đến các huyện, thị xã, theo phương thức xã hội hóa, với 4 DN vận tải tham gia là Công ty CP Vận tải ô tô Phương Trang - Chi nhánh Huế, HTX Vận tải ô tô Phú Lộc, Công ty CP Xe khách tỉnh và Công ty Vận tải ô tô khách Hoàng Đức.

Sau một thời gian hoạt động, theo đánh giá của nhiều người, chất lượng dịch vụ của hệ thống xe buýt nói chung còn nhiều bất cập. Chưa nói đến chất lượng phương tiện, phương thức phục vụ của hệ thống xe buýt còn hạn chế; tần suất các tuyến chưa đều, chưa cố định khung giờ xuất bến để hút hành khách tham gia.

Chị Hồ Thị Thiết, thị trấn Khe Tre (Nam Đông) thông tin, chị thường đi lại trên tuyến xe buýt Nam Đông - Huế nhưng khá mệt mỏi. Hôm nào được đi xe mới thì ngồi thoải mái, nếu gặp xe cũ hay hư hỏng dọc đường thì thường bị gián đoạn công việc. "Hiện tại nhu cầu người dân Nam Đông đi xe buýt rất nhiều nhưng do phương tiện cũ, xuống cấp nên nhiều người cũng không "mặn mà" - chị Thiết chia sẻ.

Nhìn thực tế, VTHKCC ra đời trên địa bàn tỉnh, nhất là xe buýt trong thời gian qua đáng mừng. Song phần lớn phương tiện tham gia là xe cũ, xuống cấp chưa đáp ứng nhu cầu cho khách đi lại an toàn, ổn định, ngoại trừ là 5 tuyến của Công ty CP Vận tải khách Phương Trang - Chi nhánh Huế tham gia, đầu tư phương tiện mới hoạt động từ giữa năm 2019.

Giám đốc HTX Ô tô huyện Phú Lộc cho rằng, hơn 6 năm tham gia hoạt động xe buýt nội tỉnh hiện nhiều phương tiện trong đơn vị chỉ còn niên hạn sử dụng từ 3-5 năm, có phương tiện còn 1-2 năm nên xuống cấp. HTX Ô tô Phú Lộc đã kêu gọi đầu tư, nâng cấp phương tiện nhưng nhiều chủ xe không dám tham gia vì sợ lỗ. Để đầu tư 1 phương tiện buýt với 40 ghế, vốn đầu tư không dưới 1 tỷ đồng. Với nguồn vốn đầu tư như vậy trong thời điểm dịch bệnh còn phức tạp, giá nhiên liệu tăng cao, hành khách đi lại chưa ổn định thì rất khó để thu hồi vốn, chưa nói đến chuyện lãi.

Tỉnh đang triển khai đề án “Điều chỉnh phương thức hoạt động, tối ưu hóa hành trình các tuyến VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2)”, bắt đầu vào năm 2023 nhằm đáp ứng nhu cầu hành khách đi lại thuận lợi an toàn, tạo vẻ mỹ quan của thành phố du lịch. Trên cơ sở này sẽ tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mạng lưới xe buýt gồm 17 tuyến (trong đó có 2 tuyến ngoại tỉnh Huế - Quảng Trị và Huế - Đà Nẵng). Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự kiến hơn 436 tỷ đồng; trong đó đầu tư phương tiện khoảng 368 tỷ đồng theo phương thức xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

TIN MỚI

Return to top