ClockThứ Sáu, 29/10/2021 14:42

Nghiên cứu xây dựng Quảng trường Văn hóa Huế

TTH.VN - Sáng 29/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương và KTS Hồ Viết Vinh về xây dựng Quảng trường Văn hoá Huế.

Trao Quyết định bổ nhiệm Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin TP. HuếBảo tồn phát huy thương hiệu nhà rường HuếGiữ cốt cách Huế - Bài 1: “Đặc sản” riêng có chốn kinh kỳPhối hợp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa HuếTìm địa điểm cho Bảo tàng Mỹ thuật HuếBảo tồn và phát triển văn hóa -con người HuếKhám phá Huế cùng muôn vàn lễ hội đa sắc màuThiết chế văn hóa: Thiếu & lạc hậu

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại cuộc họp

Với diện tích 6,5ha, trên nền tảng Nhà thi đấu Bà Triệu (1 Hà Huy Tập, TP. Huế), KTS Hồ Viết Vinh đã xây dựng ý tưởng biến khu vực này thành Quảng trường Văn hoá Huế. Theo đó, khu vực quảng trường và nhà chức năng kết hợp trung tâm triển lãm, đảm bảo phục vụ lễ hội, dịch vụ thương mại, hội chợ, truyền thông, giải trí với không gian mở, là quảng trường đi bộ, điểm nhấn kiến trúc của thành phố Huế hiện đại.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, hiện tỉnh đang rất cần một thiết chế về quảng trường văn hóa - thể thao đồng thời đánh giá cao các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, công trình phải là thiết chế văn hóa, thể thao mang tầm quốc gia, có điểm nhấn về biểu tượng không gian văn hóa Huế, xứng tầm với đô thị di sản.

Trong đó, cần chú trọng các yếu tố kiến trúc văn hóa Huế; không gian kết nối với các kiến trúc xung quanh; công năng cho các hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng; điều chỉnh theo hướng khả thi hơn, hợp lý hơn và cân đối nguồn lực cho công trình. Trước khi xây dựng, các cơ quan chức năng cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng dân cư nhằm tạo sự đồng thuận.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ gìn văn hóa Huế

Văn hóa Huế tuy chỉ là một đường vân, một mảng màu, một góc riêng trong bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam nhưng cũng sống động, lộng lẫy, bao la và đằm sâu. Tự biết sức mình nên tôi chỉ chọn những gì cụ thể, mắt thấy tai nghe về văn hóa Huế, những nét riêng có và dĩ nhiên Đẹp của người Huế viết ra đây để chúng ta có thể tự hào.

Giữ gìn văn hóa Huế
Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

TIN MỚI

Return to top