ClockThứ Sáu, 27/08/2021 13:52

Thiết chế văn hóa: Thiếu & lạc hậu

TTH - Là đô thị trung tâm, hầu hết các thiết chế văn hóa quan trọng của tỉnh đều tập trung ở TP. Huế. Tuy vậy, hệ thống thiết chế văn hóa vẫn thiếu, lạc hậu và chưa hoàn thiện, tiêu biểu là hệ thống nhà hát, bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa…

Áo dài trong cuộc sống đương đạiĐầu tư thiết chế văn hóa tương xứng vị thế vùng đấtVận động dân thực hiện nếp sống văn minh

Một trung tâm trưng bày nghệ thuật quy mô là điều giới nghệ sĩ khao khát nhiều năm nay

Chưa xứng tầm

Huế là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng về văn hóa, nghệ thuật tầm quốc gia và quốc tế. Tuy vậy, không ít lần, những người tổ chức phải lúng túng tìm kiếm địa điểm tương xứng khi Huế vẫn chưa có trung tâm trưng bày nghệ thuật. Mỗi lần tổ chức triển lãm lớn, giới mỹ thuật phải cố gắng xoay sở trong điều kiện thiếu thốn địa điểm, bởi các không gian trưng bày ở Huế đều quá nhỏ.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu kể, mỗi khi tổ chức những triển lãm lớn, chúng tôi phải mượn không gian ở Khách sạn Morin, Bảo tàng Hồ Chí Minh… nhưng vẫn không đảm bảo yêu cầu, vì đó không phải là nơi chuyên dùng cho việc trưng bày. Ông cho rằng, một thành phố văn hóa, thành phố Festival không thể không có nơi trưng bày tác phẩm. Thiếu không gian triển lãm đúng chuẩn, quy mô sẽ mất đi cơ hội tiếp cận với nền mỹ thuật đương đại của thế giới. Không chỉ họa sĩ thiệt thòi không được giới thiệu tác phẩm đến công chúng mà công chúng cũng thiệt thòi không tiếp cận được với nền mỹ thuật đương đại.

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh được xây dựng đã hơn 40 năm, những tính năng hiện đại cơ bản nhất của một trung tâm văn hóa hầu như chưa thể đáp ứng, không phù hợp để tổ chức các hoạt động văn hóa lớn. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế cũng được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều hạng mục nay xuống cấp, hư hỏng. Đến nay, Huế vẫn chưa có một trung tâm hội nghị quốc gia, quốc tế đạt chuẩn.

Ngoài Nhà hát Sông Hương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư xây dựng, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế đều có cơ sở vật chất chưa phù hợp và tương xứng với vị thế vốn có. Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế vẫn chưa có nhà hát; Nhà hát Duyệt Thị Đường là không gian diễn xướng hẹp, phục vụ cho nhu cầu rất nhỏ. Huế cũng chưa có hệ thống nhà hát, điểm biểu diễn ca Huế thính phòng đạt chuẩn, trong khi tỉnh đang xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc. Thư viện Tổng hợp theo quy hoạch cũng phải di dời.

Toàn tỉnh có 8 bảo tàng, trong đó có 6 bảo tàng công lập. Ngoài Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng mới cách đây 20 năm, các bảo tàng còn lại đều tận dụng các di tích hay công trình cũ làm trụ sở và nhà trưng bày, không phù hợp với quy mô, cách thức, yêu cầu về trưng bày, khai thác của bảo tàng đúng nghĩa. Thậm chí, Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung vẫn chưa có trụ sở, dù đã thành lập khá lâu.

Đầu tư có định hướng và hiệu quả

Huế được giao gìn giữ vốn di sản văn hóa khổng lồ bao gồm di sản vật thể và phi vật thể. Việc khai thác, phát huy giá trị, đưa văn hóa trở thành nguồn lực để phát triển là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, hệ thống thiết chế văn hóa hiện đang thiếu, yếu và chưa tương xứng là hạn chế lớn. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nhấn mạnh: “Chúng ta vẫn chưa thấy hết vị thế, tầm quan trọng thật sự của văn hóa và xem nó như một nguồn lực để phát triển; chưa xem hệ thống thiết chế văn hóa như một công cụ đặc trưng hữu hiệu để khai thác, phát huy các giá trị di sản đang có”.

Ông Hải đề nghị, sau khi mở rộng thành phố, định hướng quy hoạch phát triển sắp tới của TP. Huế cần nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng một hệ thống thiết chế phù hợp. Trong đó, ưu tiên xây dựng trung tâm văn hóa thông tin, điện ảnh hiện đại để tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo quy mô lớn và nhu cầu phát triển du lịch dịch vụ. Đối với những nhà hát đặc thù, như Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế cũng phải có trụ sở, nhà hát đáp ứng môi trường diễn xướng thích hợp. Với Nhà hát Sông Hương, cần có sự phối hợp giữa địa phương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để khai thác tốt, tránh lãng phí.

Hệ thống thiết chế bảo tàng cần được đầu tư hoàn thiện và đặt trong điều kiện của thời đại mới là bảo tàng số để có hướng đầu tư khai thác phù hợp. Thư viện cũng phải là thư viện số, hiện đại và đáp ứng các yêu cầu về văn hóa, vui chơi giải trí, tiếp cận và tích lũy tri thức của cộng đồng, nhất là phục vụ nhu cầu nghiên cứu của lực lượng giảng viên, sinh viên của các trường cao đẳng, đại học. Hiện nay, tỉnh có chủ trương trùng tu Châu Hương Viên và xem xét nguyện vọng của Sở Văn hóa và Thể thao đưa địa chỉ 148 Bùi Thị Xuân trở thành điểm biểu diễn ca Huế thính phòng thể hiện sự quan tâm đối với ca Huế.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu đề xuất: “Một không gian triển lãm đúng nghĩa là điều giới trí thức, văn nghệ sĩ mong mỏi, khao khát hơn 20 năm nay. Vì thế, Huế cần sớm xây dựng trung tâm trưng bày nghệ thuật. Hệ thống trung tâm văn hóa, bảo tàng cũng cần được đầu tư để hấp dẫn hơn và phù hợp với xu thế thời đại”.

Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cần được nghiên cứu kỹ theo hướng khai thác có hiệu quả và gắn liền với du lịch dịch vụ. Từ thành công của việc xã hội hóa hệ thống rạp chiếu bóng hiện đại, với những thiết chế văn hóa khác, cũng cần mạnh dạn tạo cơ chế để xã hội hóa. Nếu làm tốt, các thiết chế văn hóa này không chỉ là bộ mặt của vùng đất mà còn là phương tiện để khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực để phục vụ cho sự phát triển.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GIÁO SƯ SATOH SHIGERU:
Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế

Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.

Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế
UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa

Quỹ khẩn cấp về di sản của UNESCO đang góp phần phục hồi văn hóa và nghệ thuật cho vùng ven biển Guerrero tại Mexico, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý - xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn trong hai năm liên tiếp vừa qua.

UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa
Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top