ClockThứ Sáu, 19/07/2019 13:30

Giám sát chở đất san lấp từ dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ

TTH - Chính quyền địa phương đang giám sát quá trình đổ đất san lấp được tận thu từ công trình thuộc dự án (DA) đường Chợ Mai - Tân Mỹ (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang).

 Địa phương đang giám sát chặt quá trình đổ đất san lấp từ dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ

Ô nhiễm, mất an toàn

Thời gian gần đây, người dân phản ánh, một lượng lớn đất san lấp được tận thu từ công trình đường Chợ Mai-Tân Mỹ (xã Phú Thượng) mang về đổ tại khu vực thị trấn Thuận An (Phú Vang).

Theo tìm hiểu, DA đường Chợ Mai-Tân Mỹ do Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 186 tỷ đồng. Mục tiêu đầu tư xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch, tạo động lực cho việc đẩy mạnh tốc độ thực hiện quy hoạch thị trấn Thuận An, đáp ứng nhu cầu về giao thông vận tải của khu vực, làm tiền đề cho việc thu hút các nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hiện tại, DA đang triển khai thi công gói thầu số 11 gồm toàn bộ phần xây lắp từ Km0+00- Km2+204,07 do Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm đảm nhiệm. Trong đó, đơn vị thi công đã thi công đắp đất K95 khoảng 800m tuyến đường, hoàn thành đắp đất K98 khoảng 600m tuyến đường; thi công một số cống thoát nước trên tuyến như cống hộp, cống vuông D1000, cống tròn D1000.

Tại khu vực thuộc DA đường Chợ Mai- Tân Mỹ, hiện đang triển khai thi công đắp đất đường và múc đất để thi công các loại cống. Đất từ công trình múc lên thi công cống được các xe tải lớn vận chuyển liên tục từ khu vực xã Phú Thượng chạy dọc Quốc lộ 49 về đổ tại Trường tiểu học Phú Tân. Chỉ trong một ngày, có hàng chục chuyến xe tải hạng nặng nối đuôi mang đất đổ về khu vực này. Đất lẫn bùn ướt được nạo vét từ khu vực thi công cống sâu từ 2-3m.

Đất từ dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ được đổ tại Thuận An

Tại vị trí đổ đất thuộc khuôn viên của Trường tiểu học Phú Tân luôn có phương tiện chờ sẵn để san lấp đất. Việc vận chuyển đất liên tục với phương tiện cỡ lớn làm tuyến Quốc lộ 49 bị ô nhiễm, bụi tung mịt mù.

Bà Đặng Thị Bé, một hộ dân sống gần khu vực này cho biết: “Không biết đất từ DA được chuyển đi đâu nhưng chở rất nhiều từ năm 2018 qua năm 2019 và làm tuyến quốc lộ này bị ô nhiễm, rất dễ xảy ra tai nạn do xe tải phóng nhanh vượt ẩu”.

Giám sát chặt

Ông Hoàng Tiến Minh, Giám đốc Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh cho biết, việc thực hiện DA đường Chợ Mai - Tân Mỹ bắt buộc phải vận chuyển đổ đi khối lượng đất không phù hợp. Phần đất phải đào bỏ này dày trung bình 30 cm, không đủ điều kiện làm đường giao thông. Quá trình thực hiện, chủ đầu tư điều tra vị trí bãi thải và đã xác định được một số vị trí bãi thải phù hợp tại thị trấn Thuận An (Phú Vang); trong đó có Trường tiểu học Phú Tân. Việc đơn vị thi công đổ đất của DA về Trường tiểu học Phú Tân là đúng vị trí theo yêu cầu và đơn vị thi công cũng đã có phiếu xác nhận của Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Tân.

“Việc đổ đất thừa ra khỏi DA là bắt buộc về yêu cầu kỹ thuật; vị trí đổ đất thừa chủ đầu tư đã tổ chức khảo sát, có xác nhận của chính quyền địa phương (phiếu điều tra bãi đổ đất thải lập ngày 3/11/2017 có xác nhận của Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An) nêu rõ địa phương cần đổ loại đất này phù hợp với công năng sử dụng. Việc đổ đất không bắt buộc phải có giấy phép của UBND tỉnh”, ông Minh nói.

DA đường Chợ Mai - Tân Mỹ được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 19/10/2016. DA có điểm đầu giao với Quốc lộ 49 tại Km10+217 (đường Phạm Văn Đồng), điểm cuối giao với Quốc lộ 49 và đường vào cầu Ca Cút tại Km5+00. Tổng chiều dài tuyến gần 5km, mặt cắt ngang tuyến hoàn chỉnh theo quy hoạch với nền đường 36m.

Theo Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh, tình trạng ô nhiễm, mất an toàn giao thông tại khu vực vận chuyển đất và dọc tuyến Quốc lộ 49 là có thật. Phía chủ đầu tư thường xuyên quan tâm, nhắc nhở và giám sát chặt chẽ hơn nữa đơn vị thi công thực hiện triệt để các công việc để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trong quá trình thi công DA.

Ông Nguyễn Hòa Khánh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Tân xác nhận, hiện tại, Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm đang tiến hành đổ đất san lấp thuộc khu vực diện tích đất của trường để làm sân bóng.

“Toàn bộ diện tích trường hơn 11.000m2, nhiều khu vực thấp, ngập úng. Từ năm 2018 đến nay, chủ đầu tư đã làm việc với chính quyền địa phương và trường cũng có nhu cầu đổ đất để trồng cây trong khuôn viên trường và làm sân bóng diện tích khoảng hơn 6.000m2. Việc đổ đất là do nhà trường có nhu cầu và hoàn toàn không tốn kinh phí”, ông Khánh khẳng định.

Ông Hoàng Phước, Bí thư Đảng ủy thị trấn Thuận An thông tin, trước phản ánh của người dân, đã chỉ đạo UBND thị trấn Thuận An thường xuyên cử cán bộ giám sát chặt chẽ việc đổ đất san lấp từ DA đường Chợ Mai- Tân Mỹ nhằm đảm bảo đất thải được đổ đúng vị trí, tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh
Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa: Đẩy nhanh tiến độ

Sau nhiều năm chờ đợi do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, hiện dự án (DA) cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) chính thức triển khai, góp phần tạo diện mạo cho đô thị Huế cũng như nơi sinh sống khang trang, an toàn cho cư dân KCC.

Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa Đẩy nhanh tiến độ
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

TIN MỚI

Return to top