ClockThứ Bảy, 15/10/2022 18:20

Dự kiến thông tuyến hầm đường sắt Phước Tượng vào ngày 16/10

TTH.VN - Chiều tối 15/10, gần 100 công nhân thuộc Đội quản lý đường sắt 5 và lực lượng tăng cường của công ty đường sắt Bình Trị Thiên tiếp tục bám tuyến, khắc phục các sự cố sạt lở ở khu vực đèo Phước Tượng (Phú Lộc).

Đóng một làn đường hầm Phước Tượng-Phú Gia phục vụ sửa chữaHầm đường bộ sửa chữa, xe leo đèo vẫn đóng phí

Gần 100 công nhân chạy đua từng giờ để tránh mưa và sạt trượt

Hầm đường sắt số 7 (Phước Tượng, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) lý trình 733 km + 200 sạt lở hơn 50m3 đất đá. Tuyến đường sắt đoạn lý trình 733km + 500 bị lở sâu gần 4m. Tối 14/10, nguồn nước từ sườn núi qua cống ngang đường bộ và lượng mưa lớn đổ về lớn gây nên tình trạng sạt lở ở tuyến đường sắt khu vực này.

Các hoạt động khắc phục ban đầu triển khai từ chiều tối 14/10. Trong ngày 15/10, Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên điều thêm 2 xe tải, 2 xe khách, 2 máy xúc, 1 goòng chở nguyên vật liệu về tuyến đường sắt này. Theo đó, khu vực hầm tiến hành xử lý đất đá sạt trượt trên đỉnh hầm nhằm tránh bị vùi lấp đường sắt. Đoạn lý trình 733km + 500 bị sạt lở nền đường và mái ta luy đang được xếp rọ đá hộc vùi lại để gia cố.

Ông Đặng Văn Thanh, Phó Giám đốc Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên cho biết: “Anh em công nhân và đội ngũ kỹ thuật đang tập trung toàn lực để kịp thông tuyến sớm. Từ sáng đến giờ đã có 3 goòng chở đá phục vụ gia cố. Hy vọng trời tạnh mưa để chúng tôi tranh thủ từng giờ, sớm hoàn thành công việc, phấn đấu thông tuyến vào ngày 16/10". 

Một số hình ảnh Thừa Thiên Huế Online cập nhật tại hiện trường: 

Cầu đường sắt đã thông, khối lượng công việc còn lại là xử lý đất đá, tránh vùi lấp trở lại 

Chuyển đất đá bị sạt trượt ra khỏi hầm 

Hai xe xúc hoạt động liên tục từ sáng đến tối

Goòng chở đá từ ga Hương Thủy về Phước Tượng (Phú Lộc). Đá được chọn từ mỏ Ga Lôi.​

Bình quân mỗi chuyến chuyển đá mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Từ sáng đến tối, hơn 100 khối đá được chuyển đến công trường này.

Một nhóm công nhân phụ trách xếp đá hộc vào rọ 

Ê kíp khác đảm nhận khơi thông dòng chảy và gom đá về chân taluy

Có những điểm công việc hoàn toàn làm thủ công. Công nhân phải phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo tiến độ

Phó Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ huy tại hiện trường cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật bám công trình khắc phục sạt lở.

Clip gia cố đường và taluy tại khu vực đường sắt Phước Tượng.

Linh Tuệ - Minh Văn (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nước rút” nối thông tuyến cao tốc bắc-nam

Năm 2024 qua đi, trên “đại công trường” dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn II (2021-2025) tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực và chuyển biến mạnh mẽ. Các đơn vị ngành giao thông miệt mài từng ngày, từng giờ “chạy nước rút”, tăng tốc thi công nhằm nối thông tuyến cao tốc bắc-nam.

“Nước rút” nối thông tuyến cao tốc bắc-nam
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

TIN MỚI

Return to top